Học tập đạo đức HCM

Xuống giống, cân nhắc lỗ lời

Thứ sáu - 22/03/2013 03:11
Giá lúa bấp bênh, chi phí đầu tư cao, khô hạn, xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp là những yếu tố chính khiến cho nông dân phải tính chuyện lỗ lời trong SX.

Nơi được nơi không

Vào những ngày này đi dọc theo cánh đồng thuộc địa phận hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, chúng tôi bắt gặp khá nhiều nông dân thẫn thờ bên ruộng lúa nhà mình. Hình ảnh những cánh đồng nứt nẻ, những con kênh thủy lợi gần như trơ đáy không phải là điều hiếm thấy ở thời điểm này.

Ngồi bên con kênh duy nhất dẫn nước vào hơn 3 ha đất ruộng nhà mình, lão nông Út Liệt (Phan Văn Liệt), ngụ ấp 3, xã Phong Thạnh Đông, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu thở dài: Vùng đất này từ xưa đã không SX theo lịch thời vụ vì hệ thống thủy lợi phục vụ cho SX còn quá hạn chế. Đa phần cây lúa sống được là nhờ nước mưa, nhưng năm nay thời tiết khô hạn như thế này thì rất khó cho chúng tôi bắt tay vào SX vụ HT sắp tới. Nếu như bạo gan SX đại mà thất bại thì coi như gia đình lâm nợ. Do đó việc có SX vụ lúa HT hay không vẫn còn là câu hỏi chưa ai dám trả lời.


Khô hạn khiến người dân phải băn khoăn trước khi xuống giống

Theo lời ông Liệt, vùng đất rộng lớn ở ấp 3 có hơn 500 ha nhưng chỉ có hai con kênh thủy lợi để phục vụ cho việc SX của người dân. Nhưng nguồn nước dưới hai con kênh này ở hiện tại cũng gần như đã cạn kiệt. “Như các năm trước mưa đến sớm thì cũng phải lọt qua tháng 6 mới có nước để SX. Còn năm nay thời tiết nắng nóng kéo dài thế này thì không biết đến khi nào mới có đủ nước để làm đồng”, ông Liệt nói.

Có chung nỗi lo với ông Liệt, ông Lê Văn Quân, ngụ ấp 18, xã Phong Tân, huyện Giá Rai cũng đang lo sốt vó vì hơn 4 ha đất SX của gia đình đang bị hạn bao vây. Tiếp chúng tôi bằng giọng nói buồn, ông Quân suy tính: “Vụ lúa ĐX vừa qua cho thu nhập cũng kha khá, nhưng nếu đầu tư tiếp cho vụ HT sắp tới thì phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để cải tạo đất, nhưng xuống giống mà trời không mưa thì khổ”.

Ông Phan Văn Phúc có 2 ha trồng lúa sát với đất ông Liệt nhẩm tính: “Vụ lúa HT được xem là vụ SX nặng vốn nhất trong năm. 1 công đất phải mất từ 2 - 2,2 triệu đồng tiền chi phí đầu tư, nhưng nếu đến cuối vụ thu hoạch 30 giạ lúa, với giá hiện tại chúng tôi lãi không tới 700.000 đồng. Đó là chưa tính tới chuyện rủi ro khác gây thiệt hại cho cây lúa. Do hệ thống thủy lợi không chủ động được nguồn nước ngọt cho SX nông nghiệp, nên vùng này phải xuống giống vụ lúa HT trễ hơn khoảng 1 tháng rưỡi. SX không theo lịch thời vụ nên nguy cơ dịch bệnh cũng tăng cao, cộng thêm các khoản chi phí khác nên không có lãi”.

Trong khi nông dân ở vùng Giá Rai (Bạc Liêu) đang lo chuyện lỗ lời ở vụ lúa HT sắp tới thì bà con ở một số địa phương khác như Hồng Dân, Phước Long lại hăng hái bắt tay vào việc cày ải đồng ruộng để SX vì có điều kiện thuận lợi. Ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó phòng NN-PTNT huyện Hồng Dân cho biết: Theo kế hoạch vụ HT năm nay toàn huyện sẽ xuống giống gần 9.000 ha. Trong đó, có khoảng 6.000 ha hiện được bà con cày xới, khoảng 20 ngày tới là hoàn thành khâu xuống giống. Do chủ động được nguồn nước nên hàng năm bà con đều SX vụ HT đúng theo lịch thời vụ khuyến cáo vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 DL. Tuy nhiên, có hơn 3.000 ha còn lại tập trung ở các xã Ngan Dừa, Ninh Quới A, Ninh Hòa còn phải đợi trời mưa.

Dù thuận lợi là thế, nhưng nông dân huyện Hồng Dân cũng ngao ngán với điệp khúc giá cả leo thang. Ông Danh Nhỏ, ngụ ấp Bà Gồng, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân lo âu: “Tiền thuê máy xới làm đất sớm phải tốn gần 2,5 triệu đồng/ha, tăng hơn 700.000 đồng so với cùng kỳ. Cộng thêm giá giống cũng tương đối cao khoảng 12.000 - 14.000 đồng/kg, giá phân urê, DAP, NPK đều tăng lên so với các năm trước nên tính ra lãi cũng không được bao nhiêu”.

Tại Cà Mau, theo kế hoạch, vụ HT này toàn tỉnh sẽ xuống giống khoảng 37.000 ha, tập trung ở các vùng ngọt hóa của tỉnh là huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh và TP Cà Mau. Tuy nhiên, hiện tại các địa phương cũng đang gặp khó trong khâu cày ải đồng ruộng. Anh Nguyễn Văn Tính, huyện Trần Văn Thời nói: “Mấy công ruộng nhà tôi hiện vẫn chưa thể đưa máy vào cày được phải đợi mưa xuống”.

Tranh chấp mặn ngọt

 

Vừa qua, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) và các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang đã tổ chức hội nghị Ban chỉ đạo quản lý hệ thống thủy lợi Quản lộ Phụng Hiệp, nhằm liên kết đảm bảo SX cho vùng bán đảo Cà Mau. Hội nghị đã thống nhất việc vận hành các công trình thủy lợi liên tỉnh trong hệ thống Quản lộ Phụng Hiệp phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các địa phương trong vùng ảnh hưởng. Nhưng xem ra muốn đem lại sự hài hòa này thì cần thêm thời gian.

Trao đổi với NNVN, ngành nông nghiệp ở các địa phương trong vùng bán đảo Cà Mau cho biết: Vụ lúa HT năm nay không phải lo chuyện sốt giống hay các mặt hàng vật tư nông nghiệp. Đến thời điểm này, các loại giống tốt kháng sâu bệnh, chịu phèn mặn cao đã được chuyển giao đến nông dân.

Ông Lê Công Tâm, Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Bạc Liêu cho biết, vụ HT toàn tỉnh sẽ gieo sạ khoảng 58.000 ha. Hiện các loại giống chủ lực như OM 4900; OM 4218; OM 2517 đã được dự trữ khá nhiều sẵn sàng phục vụ nông dân. Nhưng vẫn còn nỗi lo muôn thuở là chuyện tranh chấp mặn ngọt giữa các vùng SX.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, vùng bán đảo Cà Mau nhiều năm qua tồn tại một thực trạng làm “đau đầu” các ngành chức năng đó chuyện tranh chấp mặn ngọt. Tại Bạc Liêu, cứ vào mùa khô là vùng Bắc của tỉnh nếu có đủ nguồn nước ngọt cho cây lúa thì lại thiếu nước mặn cho con tôm. Do hệ thống thủy lợi ở địa phương này còn phải sử dụng chung, nghĩa là cùng một lúc phải đảm nhận 2 nhiệm vụ. Vừa lo cho cây lúa, vừa lo cho con tôm nên năm nào cũng xảy ra tình trạng các địa phương “đá” nhau.

Một minh chứng cụ thể khác cho việc tranh chấp này là ở vùng giáp ranh giữa huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) với tỉnh Bạc Liêu. Mỗi năm cứ vào vụ nuôi tôm ở Bạc Liêu là có hàng ngàn ha lúa ở các xã Vĩnh Biên, Vĩnh Quới, Mỹ Quới…thuộc huyện Ngã Năm bị thiệt hại do tỉnh Bạc Liêu điều tiết nước mặn phục vụ cho nuôi tôm.

Theo Nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập496
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm493
  • Hôm nay68,377
  • Tháng hiện tại773,490
  • Tổng lượt truy cập90,836,883
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây