Học tập đạo đức HCM

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2017: Nhiều lý do để phấn khởi

Thứ hai - 02/01/2017 05:54
Theo HSBC, gần đây, ngay cả khi các điều kiện kinh tế toàn cầu đã mờ nhạt, Việt Nam vẫn là một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.

Báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam do khối nghiên cứu của Ngân hàng HSBC vừa công bố với thông điệp “Triển vọng thị trường Việt Nam: Nhiều lý do để phấn khởi”.

Tăng trưởng hồi phục

Theo phân tích của các chuyên gia của HSBC, khởi đầu năm 2016 khá khó khăn đối với Việt Nam khi trận hạn hán tồi tệ nhất trong gần thập kỷ qua đã ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động kinh tế. Nhưng đến quý III, những ảnh hưởng của trận hạn lịch sử này bớt dần và tăng trưởng kinh tế từ từ hồi phục đạt mức tăng 6,6% so với năm trước. Sản xuất công nghiệp đã bình thường lại, tương tự đối với việc làm và tiêu thụ ở mảng nông thôn.

hsbc bao cao trien vong kinh te viet nam 2017 voi nhieu ly do de phan khoi hinh 1
Kinh tế Việt Nam 2017 có triển vọng sáng hơn 2016 (Ảnh minh họa: KT)

Những số liệu thường kỳ như sản xuất công nghiệp và chỉ số PMI ngành sản xuất cũng cho thấy đà tăng các hoạt động kinh tế cũng thực sự tồn tại trong quý IV. Sức mạnh của lĩnh vực sản xuất cũng được lập lại trong kết quả khảo sát chỉ số PMI trong tháng 11. Chỉ số PMI ngành sản xuất của Nikkei tháng 11 đã tăng đạt 54 điểm - mức cao nhất trong 18 tháng qua so. Kết quả này có được là nhờ đơn đặt hàng mới tăng mạnh. Theo những doanh nghiệp tham gia khảo sát, nhu cầu khách hàng đã cải thiện ở cả trong lẫn ngoài nước.

Cùng với sự gia tăng lượng được đặt hàng, các doanh nghiệp cũng đã tuyển thêm nhiều nhân công và gia tăng hoạt động mua hàng. Nhân công ngành sản xuất hiện đều tăng trong mỗi tám tháng qua khiến triển vọng của ngành rất sáng sủa. Niềm tin của ngành sản xuất cũng được phản ánh trong nỗ lực của các doanh nghiệp để tích trữ hàng tồn kho, ở cả các hàng tiền sản xuất và thành phẩm.

Về mặt giá cả, áp lực lạm phát đã tăng cường suốt tháng qua. Các nhà sản xuất đã cho biết giá cả đầu vào leo thang rất nhanh, nhưng họ cũng đã chuyển mức tăng giá này vào giá xuất xưởng vốn cũng tăng nhanh không kém – mức tăng nhanh nhất trong vòng 5,5 năm qua.

Thách thức vẫn còn...

Mặc dù năm 2016 khép lại, kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều mặt tích cực, nhưng theo các chuyên gia HSBC, một vấn đề lo ngại chính trong vài tháng gần đây có thể là áp lực lạm phát quay lại. Đồng thời, tăng trưởng tín dụng vẫn mạnh trong suốt năm qua. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn nhiều hơn nợ tổng thể và điều này tiếp tục đặt ra những thách thức cho các nhà quản lý.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (tỷ lệ NPL) đã giảm dần khi Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam đã mua các tài sản yếu kém từ các ngân hàng. Tuy nhiên những nguy cơ tín dụng tiềm ẩn và suy giảm vốn liên kết vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn. Chính vì vậy, các chuyên gia HSBC cho rằng, việc giải quyết nợ xấu kéo dài cần có những trọng tâm chính sách đặc biệt và có thể thêm vào gánh nặng nợ công.

Đối với nợ công của Việt Nam đang tăng lên, nhưng HSBC cho rằng, đó không hẳn là một điều xấu, vì trong bối cảnh tăng trưởng mạnh, chắc chắn cần thiết phải tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh. Tuy nhiên, trong thời gian dài, có thể phải đảm bảo việc điều điều tiết tăng trưởng nợ.

Việc hiện đại hóa và tăng trưởng ngoạn mục của Việt Nam có được là nhờ sự gia tăng nhanh hơn về nợ công của quốc gia.

Quốc hội Việt Nam đã thông qua một nghị quyết Chính phủ tăng giới hạn trên của nợ Chính phủ lên 54% GDP so với mức 50% trước đây. Quốc hội cũng đã đặt mục tiêu doanh thu đạt 6.846 ngàn tỷ đồng (tương đương 306,51 tỷ USD) cho 5 năm tới, trong khi không thay đổi trần nợ công và nợ nước ngoài ở mức tương ứng 65% và 50% GDP.

Triển vọng sáng lạn nhưng cần thận trọng

Các chuyên gia HSBC cho rằng, tại một quốc gia mà cách đây không lâu vẫn còn quay cuồng với mức lạm phát hai chữ số, bất kỳ sự gia tăng nào cũng không tránh khỏi gây ra những mối lo ngại. Thực tế, tăng trưởng tín dụng mạnh cũng góp phần thúc đẩy lạm phát. Nhưng tình hình lạm phát tăng gần đây không diễn ra trên diện rộng và do chi phí chăm sóc sức khỏe và giáo dục tăng dẫn dắt.

“Trong bối cảnh lạm phát gần hơn với mức giới hạn trên 5% do Ngân hàng Nhà nước đề ra, lạm phát thực sự là một vấn đề cần phải lưu ý nhưng đó không thực sự là một mối lo ngại hoàn toàn”-HSBC lưu ý.

Đối với lĩnh vực ngân hàng, HSBC đánh giá “vẫn chưa thoát khỏi vòng nguy hiểm”. Vì nhờ vào Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (vốn chịu trách nhiệm cho việc mua lại các khoản nợ xấu từ các ngân hàng), tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã được kéo xuống. Những rủi ro về tín dụng tiềm ẩn và suy giảm vốn liên quan vẫn còn đó với các ngân hàng.

Tuy nhiên, đà tăng những số liệu hoạt động dường như kéo dài trong những quý tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế trong thời gian gần đây, ngay cả khi các điều kiện kinh tế toàn cầu đã mờ nhạt, Việt Nam vẫn là một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.

HSBC nhấn mạnh rằng: “Đáng khích lệ là Chính phủ đang đi đúng hướng trong việc cải cách tài chính công. Do đó, đây thực sự không phải là một câu hỏi liệu cải cách sẽ diễn ra hay không, chứ không phải là câu hỏi “sớm như thế nào"? Cải cách xung quanh tài chính công không chỉ bao gồm quản lý hiệu quả hơn các nguồn quỹ công và quản lý tốt hơn các khoản nợ, mà còn đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước nhanh hơn”.

Với không gian tài chính của Việt Nam suy giảm và mức nợ công đang dần tiếp cận trần cho phép, HSBC khuyến nghị việc nâng cao hiệu quả chi tiêu sẽ rất thật sự cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Từ những phân tích trên, HSBC dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 gồm: Quý I tăng 6,3%; Quý II tăng 6,4%; Quý III tăng 6,7%, Quý IV tăng 6,8%. Đồng thời, lạm phát có thể sẽ dao động từ 4,4% đến 4,8% trong mỗi quý./.

Theo Xuân Thân/VOV
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập260
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm254
  • Hôm nay77,795
  • Tháng hiện tại782,908
  • Tổng lượt truy cập90,846,301
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây