Học tập đạo đức HCM

Từ nào tối kỵ trong môi trường công sở?

Thứ hai - 04/02/2013 21:52
“Gian lận”, “trộm cắp”, “lụt”, và “cháy” là vài trong số những từ không nên sử dụng trong môi trường công sở. Tuy nhiên, từ kỵ nhất ở công sở lại là một từ ít ai ngờ tới: “thử”.

Vì sao lại là từ “thử”?

Vì sao lại là từ “thử”?

Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, trong lý lịch công việc, hay ở văn phòng, từ “thử” thể hiện sự thiếu niềm tin, đam mê, cam kết và thiếu cả sự tự tin - tất cả những phẩm chất mà bạn cần phải có thể thành công trong bối cảnh thị trường việc làm eo hẹp như hiện nay.

Trong tiếng Anh, từ “thử” có tới 66 từ đồng nghĩa khác nhau, nhưng không từ nào trong số đó có tính thuyết phục được như các từ “làm”, “tin tưởng”, “hành động”, “giải quyết”, “hoàn thành”, hay “thành công”. Nếu như “thử” giúp bạn đi được 10%, hoặc một nửa chặng đường, các nhà tuyển dụng vẫn muốn tìm kiếm những kỹ năng giải quyết vấn đề và sự cống hiến không ngừng nghỉ.

Nhà tuyển dụng và sếp của bạn không thích thú khi nghe bạn nói “tôi sẽ thử xem”, vì câu này khiến họ liên tưởng tới sự thất bại. Nói “tôi sẽ làm việc đó” luôn tạo cảm giác về sự tự tin.

Trong lý lịch công việc (resume), từ “thử” chỉ một nhiệm vụ hoặc trách nhiệm chưa được hoàn tất hoặc còn mơ hồ. Đó là một cho số ít từ gồm 3 chữ cái có thể khiến hồ sơ của bạn bị đưa vào danh sách bị loại. Nói cách khác, những động từ được hậu thuẫn bởi thực tế và các ví dụ có thể giúp một hồ sơ xin việc, hoặc một cá nhân, trở nên nổi bật.

Tương tự, trong một cuộc phỏng vấn, khi các ứng viên cần phải chứng tỏ được sự nhạy bén và chính xác, thì từ “thử” thể hiện sự thiếu chắc chắn. Các nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những người có sự tự tin trong ánh mắt và giọng nói. Ngôn từ mà bạn sử dụng, vì thế, có ý nghĩa rất lớn.

Nếu bạn liên lạc với một ai đó để đề nghị họ giải quyết một vấn đề nào đó và bạn nhận được câu trả lời “Để tôi thử xem”, thì câu trả lời đó không hề giải tỏa được mối bức xúc của bạn. Thậm chí, câu trả lời này càng khiến bạn cảm thấy vấn đề thêm trầm trọng.

Tương tự như vậy, khi sếp nghe thấy nhân viên nói họ sẽ “thử hoàn thành công việc đúng thời hạn”, “thử hoàn tất một thỏa thuận, hoặc “thử giải quyết một vấn đề khách hàng”, thì câu hỏi mà sếp đặt ra tiếp theo sẽ là cần phải làm gì để đảm bảo cho sự thành công của những nhân viên đó. Khi được yêu cầu hoàn thành một nhiệm vụ mà bạn cảm thấy không thực tế, tốt hơn hết bạn nên đề xuất một mục tiêu khả thi hơn.

Các nhà quản lý đánh giá cao những người giải quyết được vấn đề và những nhân viên đưa ra giải pháp hơn là đưa ra vấn đề.

Mặc dù “thử” là từ nguy hiểm nhất mà nhân viên hoặc người tìm việc có thể sử dụng ở nơi làm việc, có một số từ bị xem là nguy hiểm khác chỉ sự tiêu cực, thiếu chắc chắn hoặc tranh cãi trong môi trường công sở, như “một ngày nào đó”, “nếu”, “không bao giờ”, “trước đây vẫn thường”, “không thể”… Bên cạnh đó, dùng quá nhiều từ viết tắt hoặc tiếng lóng cũng có thể làm giảm cơ hội tìm việc hoặc giữ việc của bạn.

Xét cho cùng, ngôn từ chứa đựng nhiều sức mạnh trong cả giao tiếp bằng lời và giao tiếp văn bản.

Thư xin việc (cover letter) và lý lịch công việc của bạn sẽ quyết định ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng. Cuộc phỏng vấn qua điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp sau đó có thể làm sâu đậm thêm hoặc suy giảm thêm ấn tượng ban đầu đó. Và cách mà bạn giao tiếp trong công việc hàng ngày, thông qua thư điện tử, các cuộc họp, báo cáo…, sẽ quyết định uy tín của bạn ở công ty.

Khi bạn sử dụng những ngôn từ mang sức mạnh và ảnh hưởng, đồng thời đáp ứng các kỳ vọng, bạn sẽ xây dựng được cho mình một hình ảnh đẹp, thúc đẩy được tiềm năng của bạn thân, và đem đến cho sự nghiệp của bạn một cơ hội tỏa sáng.

Vì vây, đừng thử mà hãy làm, đừng nghi ngờ mà hãy tin tưởng, và đừng băn khoăn mà hãy hành động.
Theo Dantri.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập409
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm406
  • Hôm nay60,374
  • Tháng hiện tại765,487
  • Tổng lượt truy cập90,828,880
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây