Theo ông Nguyễn Văn Thuận - Trưởng phòng Chất lượng nông sản (Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NNPTNT), để được xác nhận là chuỗi sản phẩm cung ứng thực phẩm an toàn phải đáp ứng 03 tiêu chí, theo tin tức trên báo Dân việt.
Theo đó, sản phẩm bán tại cơ sở kinh doanh có đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ; sản phẩm được sản xuất, chế biến, kinh doanh tại các cơ sở đã được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; sản phẩm tại cơ sở kinh doanh được cơ quan chức năng lấy mẫu giám sát và có kết quả kiểm nghiệm đáp ứng các quy định.
Việc xin cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn đã quy định rất rõ lã tự nguyện. Các cơ sở sản xuất chỉ việc đăng ký có mẫu đơn điền sẵn kèm các giấy chứng nhận của cơ sở. Trong thời gian 3 – 5 ngày các cơ quan chức năng sẽ xem xét cấp xácnhận. Đặc biệt, việc đăng ký này, không mất phí.
Để nhận diện các chuỗi an toàn có 3 cách: Một là, các chuỗi được đăng tải tại mục Địa chỉ xanh – Nông sản sạch trên Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt; thứ 2 là các sản phẩm đã được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản chứng nhận và đăng tải trên website của Cục; thứ 3 các sản phẩm tại nơi bán chuỗi. Các sản phẩm chuỗi đều có gắn logo, in trên bao bì rõ nguồn gốc xuất xứ, có chứng nhận của các cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Văn Chí, Giám Đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp Hà Nội cho biết, hệ thống phân phối bán hàng ở Hà Nội hiện đang rất quan tâm đến các nông sản đặc sản của từng tỉnh thành, báo VOV đưa tin.
“Trong cam kết với trung tâm, các địa phương phải tự kiểm soát và chịu trách nhiệm về chất lượng khi cung ứng sản phẩm cho thị trường Hà Nội. Phía Hà Nội sẽ kiểm tra và thông báo cho địa phương nếu phát hiện sản phẩm mất an toàn để kiểm tra và điều chỉnh cơ sở sản xuất.
Tồn tại lớn nhất trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn ở các địa phương hiện nay là chưa quan tâm đúng mức đến mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu và thương hiệu”, ông Chí nêu rõ.
Theo các chuyên gia, để phát triển chuỗi và điểm bán nông sản an toàn, qua đó mở rộng cơ hội cho người dân tiếp cận nông sản, thực phẩm an toàn cần phải coi doanh nghiệp là “hạt nhân” và “đầu tàu”, đóng vai trò quyết định từ liên kết sản xuất gắn với sơ chế, chế biến đến tiêu thụ, phân phối trực tiếp nông sản thực phẩm an toàn trên thị trường.
Theo đó, việc kết nối giữa doanh nghiệp và người nông dân sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuỗi sản xuất nông sản, từ đồng ruộng, chuồng trại đến bàn ăn theo đúng quy trình, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam và quốc tế, ngoài ra còn giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và tăng doanh số bán hàng.
Theo doanhnghiepvn.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã