Học tập đạo đức HCM

Cho cây 'ăn' cá, trứng, sữa...

Chủ nhật - 31/10/2021 07:34
QUẢNG TRỊ Cây ăn quả của Công ty Cổ phần Nông sản hữu cơ Bàu Giàng được bón phân ủ từ cá, phân trùn quế, phun dung dịch từ sữa tươi, sữa đậu nành, trứng gà...

Trang trại "3 không"

Trang trại "3 không": Không thuốc trừ sâu, không phân bón hóa học, không chất kích thích sinh trưởng. Đó là cách làm nông nghiệp của ông Nguyễn Trí Đảm, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông sản hữu cơ Bàu Giàng tại khu vực Khe Mương, thôn Tây Sơn, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). 

Ông Nguyễn Trí Đảm cho biết, với mong muốn tạo ra những sản phẩm chất lượng, an toàn, năm 2016, ông quyết định lên vùng gò đồi Khe Mương, xã Hải Sơn xây dựng trang trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ khép kín trên diện tích gần 10 ha.

Phun chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh cho vườn cây ăn quả hữu cơ tại Công ty Cổ phần Nông sản hữu cơ Bàu Giàng. Ảnh: Công Điền.

Phun chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh cho vườn cây ăn quả hữu cơ tại Công ty Cổ phần Nông sản hữu cơ Bàu Giàng. Ảnh: Công Điền.

Sản phẩm chủ lực là bưởi da xanh, cam V2, cam Nam Đông, cam Cara ruột đỏ… Với tư duy làm nông nghiệp khác biệt, ông đã tìm hiểu và sử dụng phương pháp thủy phân, ngâm ủ cá làm phân bón để tưới cho cây.

Ông Đảm còn xây dựng quy trình chăm sóc cây ăn quả khép kín bằng việc sử dụng chất thải từ chăn nuôi lợn để nuôi giun quế, sau đó khai thác giun quế để làm thức ăn cho lợn, phân giun quế dùng để bón cho cây.

Đặc biệt, nhằm tăng dinh dưỡng cho cây, tăng chất lượng cho quả, ông đã nghiên cứu và phối trộn thành công dung dịch từ sữa tươi, sữa đậu nành với trứng gà, dịch giun quế và men vi sinh để phun cho cây.

Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên, ông Đảm vui vẻ cung cấp cho chúng tôi xem phiếu xét nghiệm mẫu dung dịch phối trộn giữa trứng gà, sữa tươi và men vi sinh rất giàu dinh dưỡng, đầy đủ các yếu tố đa, trung, vi lượng.

Theo ông Đảm, việc sử dụng phân ủ từ cá, đặc biệt là dung dịch phối trộn từ sữa tươi, trứng gà… để bón cho cây đã được nông dân các tỉnh phía Nam thực hiện từ nhiều năm nay. Không chỉ bón cho cây ăn quả mà còn sử dụng cho cây lúa.

Khi áp dụng vào trang trại cam, bưởi của mình, ông nhận thấy không chỉ giúp cây phát triển tốt mà còn hầu như không bị sâu bệnh. “Để dung dịch này đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải hòa tan với nước và phối trộn thêm với men vi sinh đúng tỉ lệ. Ở đây tôi còn bổ sung thêm dịch giun quế để đạt hiệu quả cao hơn nữa”, ông Đảm tiết lộ.

Việc canh tác ở trang trại hoàn toàn không thuốc BVTV, không phân bón hóa học, không chất kích thích sinh trưởng. Ảnh: Công Điền.

Việc canh tác ở trang trại hoàn toàn không thuốc BVTV, không phân bón hóa học, không chất kích thích sinh trưởng. Ảnh: Công Điền.

Cùng với việc sản xuất theo quy trình hữu cơ, trang trại còn được đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm ở từng gốc cam, bưởi. Toàn bộ trang trại còn được lắp đặt hệ thống tưới phun mưa với vòi phun công suất lớn. Theo ông Đảm, hệ thống tưới phun mưa này có ưu điểm tạo ra một tiểu vùng khí hậu ngay tại trang trại.

Vào mùa nắng có thể giảm được từ 2 – 4 độ C, vào mùa rét có thể rửa trôi được sương muối. Do vậy, cây cam, bưởi trong trang trại của ông luôn phát triển xanh tốt, cho sản phẩm chất lượng, thơm ngon, vị ngọt đậm đà.

Trang trại cây ăn quả đầu tiên của Quảng Trị đạt chuẩn hữu cơ

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, sau hơn 5 năm trồng, chăm sóc theo phương pháp hữu cơ, vừa qua, sản phẩm cam, bưởi của trang trại đã đạt được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ phù hợp với các yêu cầu của nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (TCVN 11041-2:2017). Đây cũng là trang trại trồng cây ăn quả đầu tiên của Quảng Trị đạt được chứng nhận nông nghiệp hữu cơ quốc gia.

Do sản xuất bằng phương pháp hữu cơ, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nên sản phẩm cam, bưởi của trang trại rất được thị trường ưa chuộng, giá tốt, từ 40.000 đồng/kg đối với cam và 60.000 đồng/kg đối với bưởi da xanh.

Với diện tích 5,3 ha, bình quân mỗi năm, trang trại cho thu hoạch khoảng 280 tấn quả. Để đa dạng hoá đầu ra cho sản phẩm, hiện tại, cùng với bán trực tiếp cho thương lái, sản phẩm cam, bưởi của trang trại còn được các cửa hàng nông sản sạch, siêu thị, nhà hàng, khách sạn… tại Thừa Thiên - Huế ký kết làm bạn hàng thường xuyên. Ngoài ra còn được bán online thông qua các sàn thương mại điện tử như voso.vn, postmart.vn.

Sản phẩm canh tác hữu cơ của HTX Bàu Giàng hiện đang bán được với giá cao vượt trội so với các loại cây ăn quả thông thường. Ảnh: Công Điền.

Sản phẩm canh tác hữu cơ của HTX Bàu Giàng hiện đang bán được với giá cao vượt trội so với các loại cây ăn quả thông thường. Ảnh: Công Điền.

Ông Đảm cho hay, mặc dù các sản phẩm canh tác theo phương pháp hữu cơ của Bàu Giàng hiện đang bán được với giá cao vượt trội nhưng không vì thế mà ông Đảm giấu bí quyết. Ông luôn mong muốn chuyển giao kỹ thuật, chia sẻ những kinh nghiệm đã được đúc rút với nông dân nhằm nhân rộng mô hình.

Qua đó, không chỉ tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng mà còn đảm bảo môi trường, an toàn cho người sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

“Quan điểm của tôi là muốn đi nhanh hãy đi một mình nhưng muốn đi xa hãy đi cùng nhau. Trong thời gian tới, tôi sẽ mở rộng mô hình canh tác này theo hướng liên kết, bao tiêu sản phẩm”, ông Đảm khẳng định.

Khuyến khích, nhân rộng

Ông Dương Viết Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng cho biết, những năm qua, huyện đã có nhiều chính sách khuyến khích, phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả tập trung, trong đó chủ yếu là các loại cam, bưởi được trồng theo hướng hữu cơ.

"Quan điểm của huyện là luôn ủng hộ các cá nhân, doanh nghiệp phát triển các mô những vùng trồng cam, trang trại cây ăn quả canh tác theo hướng hữu cơ. Hiện nay, huyện đã có những chính sách hỗ trợ phát triển cho người dân về giống và kỹ thuật với hình thức trợ giá 50% giá giống. Đồng thời, tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn kĩ thuật cho người dân hiểu rõ và thực hiện đúng quy trình trồng cam sạch hữu cơ', ông Hải thông tin.

Để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm cây ăn trái canh tác hữu cơ, đặc biệt là các loại cam, bưởi huyện Hải Lăng cũng đã tiến hành kêu gọi, quảng bá tới các doanh nghiệp, các đơn vị về sản phẩm cũng như hỗ trợ người trồng dám tem truy xuất nguồn gốc.

Chủ trang trại mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm đã được đúc rút nhằm nhân rộng mô hình nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Công Điền.

Chủ trang trại mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm đã được đúc rút nhằm nhân rộng mô hình nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Công Điền.


Các sản phẩm cây ăn trái hữu cơ (cam, bưởi…) không chỉ được tiêu thụ trong tỉnh mà huyện đã tiến hành khâu nối liên kết giữa người dân và các doanh nghiệp để đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế...

Theo ông Bùi Phước Trang, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị, việc sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ hiện đang được ngành nông nghiệp ưu tiên khuyến khích nhân rộng, vì đây được xem là xu thế sản xuất nông nghiệp tất yếu hiện nay.

“Đối với sản phẩm cam, bưởi hữu cơ tại trang trại của Công ty Cổ phần Nông sản hữu cơ Bàu Giàng, chúng tôi đã tham mưu với Sở NN-PTNT trong việc hỗ trợ theo chương trình một xã một sản phẩm (OCOP) để trở thành sản phẩm OCOP của địa phương”, ông Trang cho biết.

Thời gian tới, để nhân rộng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, cùng với việc kết nối, mời gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tạo ra các sản phẩm hữu cơ một cách bền vững, đơn vị đang tham mưu cho Sở NN-PTNT và các địa phương có những chính sách riêng biệt, đặc thù để khuyến khích sản xuất hữu cơ.

Từ đó, góp phần tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, đặc sản của địa phương, đặc biệt là cây dược liệu, cây bản địa có tiềm năng để sản phẩm thực sự trở thành hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao, bề vững.

https://nongsanviet.nongnghiep.vn/cho-cay-an-ca-trung-sua-d306523.html
Theo Công Điền - Tâm Phùng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập316
  • Hôm nay56,006
  • Tháng hiện tại852,704
  • Tổng lượt truy cập90,916,097
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây