Học tập đạo đức HCM

Đầm Hà: Sức bật từ phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp

Thứ sáu - 18/06/2021 06:10
Nỗ lực xây dựng huyện Đầm Hà trở thành vùng trọng điểm sản xuất, cung cấp nông sản của tỉnh không chỉ còn là định hướng phát triển, mà hiện đã được lan tỏa rộng khắp trong phong trào thi đua lao động, sản xuất. Bao gồm những cá nhân điển hình với tinh thần chủ động, mạnh dạn đổi mới; những mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu được hình thành...



Anh Nguyễn Văn Tuyền là một trong những điển hình phong trào sản xuất nông nghiệp giỏi của huyện Đầm Hà.

Cuối năm 2015, nhận thấy nhu cầu về con giống có chất lượng cao ngay tại địa phương là rất lớn, anh Nguyễn Văn Tuyền (thôn Tân Hòa, xã Quảng Tân) đã mạnh dạn thế chấp vay ngân hàng 1 tỷ đồng để thực hiện ước mơ làm giàu từ giống gà bản địa.

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Tuyền đã chủ động tham khảo, học hỏi khắp nơi về công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà, thiết kế chuồng trại, ứng dụng máy móc công nghệ... để đưa vào thực hiện. Qua những lần thất bại ban đầu, anh Tuyền đã đúc rút được những kinh nghiệm quý để có thành công như hôm nay. Việc cung cấp gà ra thị trường dần ổn định và mở rộng ra các địa phương khác trong tỉnh. Anh Tuyền trở thành Giám đốc của HTX Tuyền Hiền chuyên sản xuất gà giống và nuôi gà thương phẩm, với 6 hộ nông dân khác là thành viên.



HTX Tuyền Hiền (xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà) đang áp dụng mô hình nuôi gà trong chuồng có điều hòa làm mát.

Hưởng ứng Chương trình OCOP, huyện Đầm Hà đã có nhiều giải pháp, trong đó tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP của địa phương. Đến nay, huyện có 19 cơ sở sản xuất 28 sản phẩm OCOP; trong đó có 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao, 8 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Các sản phẩm nổi bật của huyện Đầm Hà gồm: Chân giò nướng, dao pản, dưa cải, củ cải, rượu sim, rượu khoai, gạo bao thai, gà bản, khau nhục...

Đến nay, HTX Tuyền Hiền có trang trại nuôi gà rộng gần 2ha, hằng năm cung cấp cho thị trường hơn 80.000 con gà giống và 30.000 con gà thương phẩm, doanh thu hơn 2 tỷ đồng. Tháng 6/2019, giống gà bản Đầm Hà đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Quan trọng hơn, thành công của anh Tuyền đã trở thành nguồn cảm hứng, động lực mạnh mẽ để động viên người dân trên địa bàn xã Quảng Tân, cũng như toàn huyện Đầm Hà tự tin làm giàu trên chính mảnh đất mình sinh sống. Chỉ tính riêng trên địa bàn xã Quảng Tân hiện đã có hàng chục trang trại chăn nuôi gà bản Đầm Hà, với quy mô đàn 1.000-1.500 con, cho hiệu quả kinh tế cao. Toàn xã có 60 trang trại chăn nuôi tập trung có quy mô lớn, chiếm gần 50% tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện.

Trong lĩnh vực trồng trọt, nhiều nhà vườn, trang trại, hợp tác xã trên địa bàn huyện Đầm Hà cũng đã mở rộng quy mô diện tích, ứng dụng KHCN để tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực có thương hiệu của địa phương. Đó cũng là câu chuyện khởi nghiệp của anh Trương Thế Đô (thôn Làng Y, xã Đại Bình) với mô hình trang trại tổng hợp trồng rau, quả sạch.

Năm 2019, anh Đô đầu tư khu nhà màng với diện tích trên 1.000m2 trồng dưa lưới. Cuối năm 2019, được sự hỗ trợ của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện, anh tiếp tục đầu tư trồng thử nghiệm măng tây - giống nhập từ Hà Lan. Tâm huyết của người chủ vườn, cùng thổ nhưỡng màu mỡ, khí hậu phù hợp... là những điều kiện để vườn măng tây 6.000m2 sinh trưởng và phát triển tốt. Cây măng mọc khỏe, đạt yêu cầu mẫu mã và chất lượng, nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng, sử dụng.



Anh Trương Thế Đô (xã Đại Bình, huyện Đầm Hà) chăm sóc vườn trồng dưa lưới trong nhà màng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Đô còn là một đoàn viên gương mẫu, luôn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, đoàn thể, các phong trào do Đoàn Thanh niên phát động. Anh Đô cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các ĐVTN có nhu cầu, nguyện vọng được vươn lên lập nghiệp từ nông nghiệp.

Cùng với 2 mô hình nêu trên, những năm qua, ngành nông nghiệp huyện Đầm Hà ghi dấu ấn với loạt các mô hình hiệu quả, bởi người nông dân đã chủ động đổi mới, mở rộng quy mô diện tích, ứng dụng KHCN để tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực có thương hiệu của địa phương. Điển hình như sản phẩm củ cải, gạo Bao Thai, đỗ tương, lạc, rau quả sạch, tôm giống, nhuyễn thể... Có thể khẳng định, từ những thành quả trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua, huyện Đầm Hà sẽ sớm trở thành vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong tương lai không còn xa.

Theo Văn Bá/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập384
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại835,410
  • Tổng lượt truy cập90,898,803
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây