Học tập đạo đức HCM

Khắc phục 'điểm nghẽn' trong chính sách hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh

Thứ sáu - 11/06/2021 09:35
Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cần ưu tiên hỗ trợ những đối tượng yếu thế, chưa được bao phủ bởi các lưới an sinh xã hội; khi xây dựng chính sách cũng cần chủ động lấy ý kiến góp ý của đối tượng thụ hưởng.
Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cần ưu tiên hỗ trợ những đối tượng yếu thế - Ảnh minh họa

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh, Bộ vừa gửi Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội báo cáo kết quả triển khai Nghị quyết số 42/NQ-CP, Nghị quyết số 154/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Những người khó khăn nhất đã được hỗ trợ

Tính đến ngày 27/5/2021, các chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số 42/NQ-CP và chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã hỗ trợ bằng tiền mặt cho trên 14,4 triệu đối tượng (11,9 triệu người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; trên 1,3 triệu lao động có giao kết hợp đồng lao động; trên 1 triệu lao động không có giao kết hợp đồng lao động và trên 37.300 hộ kinh doanh) với tổng kinh phí trên 32.694 tỷ đồng.

Theo Bộ LĐTB&XH, việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng mục đích, bảo đảm nguyên tắc hỗ trợ quy định tại Nghị quyết của Chính phủ “hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không bảo đảm mức sống tối thiểu”. Tuy còn một số đối tượng khó tiếp cận chính sách bởi các tiêu chí quy định ban đầu khá chặt chẽ nhưng về cơ bản, những đối tượng yếu thế, khó khăn nhất đều đã được hỗ trợ. Tuy nhiên, theo dự kiến, nguồn lực ban đầu khi đề xuất gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là khoảng 61.580 tỷ đồng nhưng kết quả thực hiện hỗ trợ chỉ đạt hơn 53% so với kế hoạch.

Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc kết quả thực hiện chưa cao như dự kiến ban đầu, Bộ LĐTB&XH cho biết, tại thời điểm nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, chưa được kiểm soát nên dự báo số đối tượng bị ảnh hưởng tương đối lớn và thời gian hỗ trợ tương đối dài (dự kiến trong 3 tháng 4, 5, 6). Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam đã sớm kiểm soát được dịch bệnh vào cuối tháng 5/2020, việc giãn cách xã hội sớm kết thúc trong tháng 4/2020, hoạt động sản xuất, kinh đoanh được mở cửa trở lại nên hầu hết các nhóm lao động, hộ kinh doanh chỉ được hỗ trợ trong tháng 4/2020.

Mặt khác, mức hỗ trợ thấp nên nhiều hộ kinh doanh không đề nghị, do đó số lượng thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.

Bên cạnh đó, việc rà soát, lập danh sách phê duyệt đối với các nhóm lao động, hộ kinh doanh, nhất là lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm gặp nhiều khó khăn do người dân chưa chấp hành tốt các quy định pháp luật về cư trú, đăng ký kinh doanh, nộp thuế nên thiếu cơ sở để lập danh sách; nhiều trường hợp lao động làm việc trong doanh nghiệp nhưng không giao kết hợp đồng lao động, không bảo đảm điều kiện để xem xét, hỗ trợ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thăm hỏi người lao động tại các doanh nghiệp thuộc tỉnh Thái Nguyên

Bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính sách

Nhìn nhận thẳng những vướng mắc khi triển khai hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, Bộ LĐTB&XH cho biết, một số địa phương chậm triển khai việc hỗ trợ đối với nhóm lao động, nhất là lao động không có giao kết hợp đồng lao động. Việc triển khai thực hiện công tác xác lập hồ sơ hỗ trợ, chi trả cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thời gian đầu còn chậm, nhất là tại cấp huyện, xã. Việc thông tin, tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu rõ về các chính sách cũng như điều kiện hỗ trợ ban đầu chưa cụ thể, nhất là tại cấp xã, phường.

Bên cạnh đó, công tác cấp phát kinh phí hỗ trợ tại một số địa phương còn chậm, chưa chủ động trong việc chuẩn bị, bố trí kinh phí chi hỗ trợ, ảnh hưởng đến tiến độ cấp phát chung của cả nước .

Từ thực tiễn triển khai, Bộ LĐTB&XH đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính sách. 

Cụ thể, trong việc triển khai những chính sách mới, chính sách chưa có tiền lệ, sự tham gia, vào cuộc tích cực, ngay từ đầu của toàn bộ hệ thống chính trị, từ các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, vai trò, giám sát của ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị-xã hội và sự tham gia của cộng đồng dân cư sẽ góp phần quan trọng bảo đảm việc thực thi chính sách công khai, dân chủ, minh bạch, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể phải căn cứ tình hình thực tiễn của đất nước trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Trong đó, chính sách của Trung ương mang tính khung, định hướng, trên cơ sở đó phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương để có những giải pháp, chính sách phù hợp, bảo đảm hiệu quả cao nhất, hướng dẫn, phân công tổ chức triển khai thực hiện cụ thể, linh hoạt.

Đặc biệt, cần ưu tiên hỗ trợ những địa phương còn khó khăn, những đối tượng yếu thế, chưa được bao phủ bởi các lưới an sinh xã hội để tránh trùng lặp, bỏ sót đối tượng; chủ động lấy ý kiến góp ý, tham gia của đối tượng thụ hưởng từ cộng đồng dân cư, người lao động, doanh nghiệp.

Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ LĐTB&XH đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Bộ đang lấy ý kiến cụ thể về: Các đối tượng được hỗ trợ; điều kiện hỗ trợ; mức hỗ trợ; thời gian hỗ trợ; nguồn kinh phí hỗ trợ; tổng mức hỗ trợ… để xây dựng chính sách hiệu quả.

Thu Cúc/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập191
  • Hôm nay44,039
  • Tháng hiện tại702,108
  • Tổng lượt truy cập90,765,501
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây