Học tập đạo đức HCM

Khẳng định thương hiệu cam Vạn Yên

Chủ nhật - 08/11/2020 09:16
Những năm gần đây, giống cam Vạn Yên đã trở thành một trong những nông sản tiêu biểu, rõ nét đặc trưng của xã Vạn Yên (Vân Đồn). Với vị thơm ngon, ngọt đậm đà, cam Vạn Yên ngày càng được thị trường tiêu dùng địa phương cũng như các vùng lân cận ưa chuộng.



Ông Trần Văn Hậu, Chủ nhiệm HTX Nông trang Vạn Yên bên vườn cam đang bước vào mùa thu hoạch.

Cam Vạn Yên chủ yếu được người dân trồng, chăm sóc tại xã Vạn Yên, cách trung tâm huyện Vân Đồn khoảng 10km. Khu vực này có nhiều đồi rừng, khe núi, không khí luôn trong lành, mát mẻ; độ ẩm đất lớn, màu mỡ, thích hợp cho cây cam sinh trưởng và phát triển. Cam ở đây được trồng thành từng vườn lớn, theo ước tính, trên địa bàn xã Vạn Yên hiện có hơn 100 hộ gia đình trồng cam Vạn Yên, với tổng diện tích khoảng 183ha.

Nhằm duy trì, thúc đẩy phát triển bền vững cây cam, đến nay các hộ gia đình tại xã Vạn Yên đã kết nối, hình thành 2 HTX, đó là HTX Nông trang Vạn Yên và HTX Cam 10/10. Ông Trần Văn Hậu, Chủ nhiệm HTX Nông trang Vạn Yên, chia sẻ: Gia đình tôi hiện có 10ha cam các loại, trong đó diện tích trồng cam Vạn Yên chiếm 80%. Cây cam nếu được quan tâm chăm sóc tốt thì rất phát triển, cho năng suất, chất lượng cao, mang lại giá trị kinh tế lớn. Mỗi năm, vườn cam của gia đình tôi cho thu hoạch khoảng 60 tấn quả. Dự kiến năm tới, khi một số diện tích cam đến tuổi thu hoạch, sản lượng cam sẽ đạt từ 100-160 tấn/năm.



Những vườn cam rộng hàng ha tại thôn 10/10, xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn, cam Vạn Yên được người dân trồng, chăm sóc hoàn toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Nguồn nước tưới được tận dụng từ những khe nước trong rừng chảy ra; phân bón hữu cơ, bón lót 4 lần/năm và gần như không dùng thuốc trừ sâu, nên cam rất sạch và ngon, ngọt. Năm 2016, cam Vạn Yên được UBND tỉnh công nhận, cấp chứng nhận sản phẩm OCOP.

Hiện nay, trung bình mỗi năm sản lượng cam Vạn Yên đạt khoảng 200 tấn, giá dao động từ 32.000-35.000 đồng/kg tùy theo chủng loại, chất lượng. Do mỗi năm chỉ có một vụ và thu hoạch vào dịp cuối năm, nên cam Vạn Yên thường chỉ tiêu thụ tại thị trường nội tỉnh và một số tỉnh, thành lân cận. Vào mùa thu hoạch, thương lái đến tận vườn thu mua. Mỗi năm, trung bình một hộ gia đình trồng cam Vạn Yên thu nhập từ 100-200 triệu đồng.



Cam Vạn Yên được bán tại Liên hoan ẩm thực Vân Đồn lần thứ I năm 2020 (ngày 30/10/2020).

Ông Nguyễn Hồng Minh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Vạn Yên, cho biết: Hiện nay đang bước vào mùa thu hoạch cam Vạn Yên. Những năm trước, cam có được bao nhiêu đều được tiêu thụ hết. Năm nay, đón bắt trước tình hình thị trường tiêu thụ sẽ gặp khó khăn, sức mua giảm, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, địa phương đã định hướng người trồng cam, tổ chức thu hoạch những cây có quả chín trước để tiêu thụ nội tỉnh, những cây còn lại sẽ thu hoạch sau, chờ thời điểm thích hợp vào dịp cuối năm. Đồng thời phối hợp với một số phòng chuyên môn của huyện đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cam Vạn Yên đến các tỉnh, thành lân cận. Tại Liên hoan ẩm thực Vân Đồn lần thứ I vừa được tổ chức, địa phương cũng tạo điều kiện thuận lợi cho HTX Nông trang Vạn Yên giới thiệu, xúc tiến, bán sản phẩm cam Vạn Yên. Rất mừng là đã có nhiều tấn cam được tiêu thụ, khách hàng đánh giá chất lượng tốt.



Cam Vạn Yên quả to, mọng nước, ăn có vị ngọt thơm, đậm đà.

Năm nay, giá cam Vạn Yên thời điểm đầu vụ tại vườn được thương lái thu mua dao động từ 32.000-33.000 đồng/kg, bằng thời điểm những năm trước. Với người trồng cam, giá trị sản phẩm đầu ra như thế là đảm bảo trong bối cảnh thị trường tiêu thụ gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Để tiếp tục phát triển thương hiệu cam Vạn Yên, hiện nay huyện Vân Đồn đã có chủ trương xây dựng Đề án phát triển cây trồng bản địa, trong đó có phát triển thêm 200ha cam tại xã Vạn Yên. Việc mở rộng, phát triển cây cam Vạn Yên sẽ góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, hướng đến quảng bá, tiêu thụ rộng khắp sản phẩm ra các tỉnh, thành trong cả nước.

Theo Mạnh Trường/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập134
  • Hôm nay20,710
  • Tháng hiện tại1,066,735
  • Tổng lượt truy cập91,130,128
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây