Học tập đạo đức HCM

Tạo giá trị mới từ trồng và tiêu thụ chuối

Chủ nhật - 08/11/2020 09:14
HNP - Chuối là loại cây trồng rất phổ biến ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Đây cũng là một trong 4 loại trồng chủ lực trong đề án phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao của thành phố. Tiếc rằng, do một số hạn chế nên việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chuối của Hà Nội gặp không ít khó khăn. Vì vậy cần có lộ trình cụ thể thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chuối để tạo ra những giá trị mới từ cây trồng này.
Từng bước hình thành sản xuất theo hướng hàng hóa
 
Những năm trở lại đây, bên cạnh phát triển các loại cây trồng đặc sản, chuối là loại cây trồng được nông dân Hà Nội không ngừng mở rộng diện tích. Đến nay, toàn thành phố có gần 3.300ha trồng chuối, trong đó, các huyện có diện tích trồng chuối lớn: Ba Vì 621ha, Gia Lâm 402,4ha… Thực hiện đề án phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao, thành phố cũng đã hình thành 10 vùng trồng chuối tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô từ 30ha/vùng, chủ yếu tập trung tại các xã vùng bãi ven sông Hồng. Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội Hoàng Thị Hòa cho biết: Cơ cấu giống chuối trồng ở Hà Nội gồm 2 nhóm, trong đó: Nhóm giống chuối tiêu (tiêu hồng, tiêu vừa Phú Thọ, tiêu lùn GL1-3, chuối tiêu GL3-5, chuối William…) chủ yếu trồng ở các xã thuộc huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thường Tín, chiếm 65% diện tích trồng chuối; nhóm giống chuối tây, chiếm 43,7%, tập trung tại hai huyện Phúc Thọ và Mê Linh. Ngoài ra, còn có 3,6% diện tích trồng giống chuối hột để lấy lá ở xã Thọ An (huyện Phúc Thọ). Diện tích trồng chuối của thành phố được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP là 23ha, gồm: 7ha tại vùng bãi thôn Kim Sơn (xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm), 16ha tại vùng bãi tại xã Vân Nam (huyện Phúc Thọ).
 
Chuối trồng quanh năm trên địa bàn thành phố Hà Nội nên thời điểm thu hoạch rải đều từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Sản phẩm thu hoạch chiếm khoảng 80% dưới dạng quả già (có độ chín từ 85 đến 90%), còn lại khoảng 20% thu hoạch quả chín. Theo tính toán, bình quân 1ha chuối trồng thâm canh trên địa bàn thành phố cho thu nhập 170-200 triệu đồng/ha/năm. Tại một số địa phương thực hiện tốt việc thâm canh và trồng các giống mới, nuôi cấy mô cho hiệu quả rất cao. Đơn cử, Hợp tác xã Nông nghiệp Vân Nam (xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ) trồng chuối nuôi cấy mô cho hiệu quả kinh tế 250-300 triệu đồng/ha/năm. Tương tự, xã Kim Sơn (huyện Gia Lâm) cũng đưa giống chuối nuôi cấy mô vào sản xuất cho sản lượng và hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần so với giống chuối truyền thống và chỉ sau 10 tháng trồng là cho thu hoạch.
 
Điểm nổi bật là việc liên kết trồng và tiêu thụ chuối trên địa bàn thành phố có ngày càng có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân. Theo bà Hoàng Thị Hòa, các doanh nghiệp, hợp tác xã đóng vai trò rất lớn hình thành các vùng trồng chuối chuyên canh, tập trung theo hướng hàng hóa ở các huyện bằng các hình thức: Hợp đồng thuê đất, thuê hộ dân trồng chuối, ký hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm. Một số doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu biểu thực hiện tốt việc liên kết sản xuất, tiêu thụ chuối với nông dân như: Công ty TNHH Thần Tài Đất Việt (xã Phú Phương, huyện Ba Vì) đang trồng chuối trên diện tích 60ha; Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) 50ha; Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ vận tải Kim Thiên Long (xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì) 11ha; Công ty Nam Thiệu (xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh) đang trồng với diện tích 50ha chuối…
 
Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm
 
Đến nay, chuối là một trong những cây trồng đem lại nguồn thu nhập chính của người dân một số huyện khu vực ngoại thành Hà Nội. Tiếc là, quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, chưa hình thành nhiều vùng tập trung để thuận lợi cho đầu tư, quản lý chất lượng, tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù có sự cải thiện đáng kể, tuy nhiên năng suất chuối của Hà Nội còn thấp so với những tiềm năng hiện có.  
 
Bên cạnh đó, công tác chế biến, bảo quản, tiêu thụ chuối của Hà Nội đang đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Trong chế biến, bảo quản chuối sau thu hoạch còn nhiều hạn chế về quy trình, thiếu công nghệ và nhà máy chế biến sâu. Các sản phẩm chế biến chưa đa dạng, chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội địa; tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch cao; công nghệ bảo quản, xử lý sau thu hoạch ít được đầu tư cải thiện. Trong khi đó, hệ thống phân phối, tiêu thụ chuối thiếu chuyên nghiệp, vắng bóng các doanh nghiệp lớn tham gia sản xuất, xuất khẩu. Chuỗi giá trị chuối còn nhiều khâu trung gian. Hệ thống thông tin thị trường cũng còn nhiều hạn chế, chưa có nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về cung - cầu sản phẩm. Thị trường tiêu thụ chuối của Hà Nội còn dựa nhiều vào thị trường Trung Quốc, ngoài ra việc không ổn định về sản lượng và giá cả cũng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.
 
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, giai đoạn 2021-2025, dự kiến, sản lượng tiêu thụ chuối nội địa trung bình mỗi năm của thành phố từ 65 đến 80 nghìn tấn quả tươi. Còn sản lượng xuất khẩu tăng 10-30% tổng sản lượng thu hoạch (trung bình 20-30 nghìn tấn/năm), trong đó, khoảng 60% xuất khẩu theo đường chính ngạch. Thị trường xuất khẩu những năm đầu chủ yếu vẫn là Trung Quốc, dần dần từng bước vươn tới các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…
 
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: Để có đủ số lượng, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, cần phải có một kế hoạch sản xuất chuối đồng bộ phù hợp với các mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)… Vì vậy, Sở NN&PTNT đã xây dựng kế hoạch về phát triển sản xuất, tiêu thụ chuối thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn xuất khẩu giai đoạn 2021-2025 và đã được UBND thành phố chấp thuận. Theo đó, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ phát triển trồng mới, trồng thay thế diện tích chuối đến năm 2025 là 450ha bằng các giống chuối tây, chuối tiêu, chuối William…; phấn đấu xuất khẩu đạt 20-30% sản lượng chuối hằng năm. “Để hoàn thành mục tiêu đề ra, song song đào tạo tập huấn cho 3.950 người về quản lý, kỹ thuật trồng, chăm sóc chuối, chúng tôi sẽ chỉ đạo quyết liệt việc áp dụng quy trình sản xuất chuối theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm để nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu…”, ông Chu Phú Mỹ nhấn mạnh.

Theo Thanh Bình/hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay20,700
  • Tháng hiện tại1,066,725
  • Tổng lượt truy cập91,130,118
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây