Học tập đạo đức HCM

“Lên bờ xuống ruộng” làm nông sản hữu cơ ngược, trồng xong mới giật mình không biết bán cho ai

Thứ sáu - 11/12/2020 04:10
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang thu hút sự quan tâm của nông dân, doanh nghiệp. Nhưng, với cách làm theo quy trình ngược hiện nay đã khiến nhiều nông dân “lên bờ xuống ruộng”...

 

Giám đốc Công ty Đại Thuận Thiên (Cần Thơ) Nguyễn Hoàng Cung - một công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu nông sản - cho biết: Hiện hầu hết nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản hữu cơ đều làm theo quy trình "ngược", tức sản xuất xong mới tìm kiếm thị trường.

“Lên bờ xuống ruộng” làm sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo quy trình ngược - Ảnh 1.

Anh Bùi Công Đức - Giám đốc Công ty TNHH DUCSACO (TP.HCM) giới thiệu sản phẩm nấm theo hướng hữu cơ do công ty sản xuất.

Lời giả, lỗ thật

Ông Bùi Công Đức - Giám đốc Công ty TNHH DUCSACO (TP.HCM) - cho biết: Hiện ông Đức đang sản xuất nấm và dưa lưới theo hướng hữu cơ.

Theo ông Đức, cái khó nhất, khi sản xuất nông sản hữu cơ là không biết tỷ lệ người tiêu dùng cho phân khúc này như thế nào, sở thích ra sao?

"Giá sản phẩm nông nghiệp hữu cơ khá cao. Trong khi tâm lý người mua còn ái ngại, thì nông dân làm vẫn cứ làm. Nhiều anh em làm sản phẩm hữu cơ cho biết, họ đang kiếm lời từ sản phẩm này. Nhưng tôi đinh ninh "lời giả, lỗ thật", bởi "sáng rau, chiều rác" - ông Đức chia sẻ.

Hợp tác xã (HTX) Hưng Phú (Long An) thành lập tháng 6/2015 với mục đích liên kết nông dân sản xuất theo mô hình "cánh đồng lớn". Thời gian qua, HTX này đã chuyển hướng sang sản xuất lúa hữu cơ với 50 ha.
Theo ông Lưu Văn Hoài - Giám đốc HTX Hưng Phú: Sản xuất lúa hữu cơ tại HTX nhận được chính sách hỗ trợ từ Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh. Gạo hữu cơ do HTX sản xuất hầu hết được bán cho người thân quen trên địa bàn tỉnh và TP.HCM.

"Do sản phẩm còn mới, không đủ kinh phí để quảng bá sản phẩm trên thị trường. Thậm chí, giờ sản phẩm gạo hữu cơ phải cạnh tranh với "hàng chợ" - ông Hoài thổ lộ.

Ông Hoài kể, tại festival "Lúa gạo Việt Nam" lần III, tổ chức tại Long An. Để quảng bá sản phẩm gạo hữu cơ, HTX Hưng Phú tổ chức nấu cơm và mời khách dùng thử. Sau khi dùng cơm, đa số khách phản hồi cơm dẻo, thơm, có hậu ngọt; nhưng rất ít khách hàng mua, bởi họ so sánh giá với các loại gạo thông thường.

Ông Cung cho rằng, do việc sản xuất khá tốn kém và giá cả cao của sản phẩm đặc thù này nên nông dân phải đặc biệt quan tâm đến đầu ra trước khi sản xuất.

“Lên bờ xuống ruộng” làm sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo quy trình ngược - Ảnh 2.

Ông Châu Văn Xuân (xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bên ruộng khổ qua (mướp đắng) trồng theo hướng hữu cơ.

"Sản xuất sản phẩm hữu cơ đang vướng kỹ thuật và thương mại hóa. Nếu vướng kỹ thuật còn xử lý được. Nhưng vướng con đường kinh doanh, thương mại hóa thì nông dân, doanh nghiệp chỉ có thất bại. Vì thế, trước khi sản xuất sản phẩm hữu cơ cần tìm hiểu thị trường ra sao, đối tượng nào, khả năng đáp ứng, quy mô sản xuất…" - ông Cung bộc bạch.

Không thể tự làm, tự bán                       

Hiện, hầu hết nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản hữu cơ đang thực hiện phương thức sản xuất xong đem bán trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng.

Theo ông Cung, với sản phẩm đặc thù này làm vậy là không ổn. Phải có người trung gian để điều phối sản xuất và kinh doanh.

"Nhà vườn bán ra thì bán một lần là hết sản phẩm. Trong khi hệ thống kinh doanh cần có hàng và có liên tục, để phục vụ thị trường. Ngoài ra, hệ thống kinh doanh ít khi mua hết một lần sản phẩm cho nông dân, doanh nghiệp. Vậy, sản phẩm dư thừa, chưa tiêu thụ, đơn vị trung gian phải xử lý cho nông dân, doanh nghiệp" - ông Cung nói.

Đồng tình với ý kiến này, bà Nguyễn Thị Kim Xuân - Giám đốc HTX Mặt Trời Mọc (TP.HCM), một đơn vị chuyên sản xuất ớt sạch cung cấp cho VinEco - cho rằng: Đơn vị trung gian mới đủ tầm điều phối hợp lý sản phẩm hữu cơ của nông dân, doanh nghiệp cho thị trường.

“Lên bờ xuống ruộng” làm sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo quy trình ngược - Ảnh 3.

Trồng lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Tân Hưng (Long An).

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Long An - bà Đinh Thị Phương Khanh - cho rằng: Việc phát triển nông nghiệp hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn, do phần lớn nông dân, HTX chưa quen với quy trình sản xuất khắt khe, thị trường chưa ổn định. Từ đó, dẫn đến người sản xuất sản phẩm hữu cơ gặp nhiều khó khăn ở đầu ra.

Theo bà Khanh, để tháo gỡ khó khăn này, ngành nông nghiệp của tỉnh đang thực hiện xây dựng chuỗi để giúp các HTX, doanh nghiệp, nông dân có sản phẩm tiêu thụ theo hướng liên kết, ổn định đầu ra sản phẩm.

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký quyết định phê duyệt Đề án "phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030".

Cụ thể, đến năm 2025, diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ sẽ đạt khoảng 1,5 - 2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 1% tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực như: lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, chè, hồ tiêu, cà phê, điều, dừa...

https://danviet.vn/len-bo-xuong-ruong-lam-nong-san-huu-co-nguoc-trong-xong-moi-giat-minh-khong-biet-ban-cho-ai-20201209152205688.htm

Theo Trần Đáng/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập106
  • Hôm nay24,643
  • Tháng hiện tại930,745
  • Tổng lượt truy cập90,994,138
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây