Hôm tôi đến khu nuôi cá lồng của ông Nguyễn Văn Hiển, thôn Xuân Thọ, xã Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội), 6 lồng cá được nuôi trên sông Đà nhưng không có người trông coi. Tiếng một người dân gần đó vọng ra nói ông Hiến đang bận đi nhổ mạ để cấy nốt mấy sào ruộng của nhà.
Qua một người dân sống gần đó, tôi lấy được số điện thoại của ông Hiến để hỏi về tình hình tiêu thụ cá lồng trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Ở đầu máy bên kia, ông Hiến còn nói đang bận ở ngoài đồng cấy nốt mấy sào ruộng, muốn gặp thì phải đợi 30 phút nữa.
Một thanh niên làng đứng trên bờ hô to "ông bắt cho cháu 2 con cá rô phi", người ở dưới bè đáp vọng lên "ăn con nào thì xuống mà bắt". Rồi ông nói nhỏ với tôi "cũng không muốn bán cho khách lẻ đâu, bởi mỗi lần kéo lưới lên cá sẽ bị xây xát".
Trong lúc chờ ông Hiển, tôi tiến đến chỗ người dân đang câu cá, anh nói: "Dù không nuôi cá lồng nhưng thường xuyên câu cá ở khu vực này nên biết được nghề này rất vất vả. Có đợt nước lên cao làm rách lưới cá trong lồng ra ngoài gần hết. Hằng ngày phải thức khuya dậy sớm để trông coi, cho cá ăn".
Có đợt thủy điện xả nước, con nước dâng cao, sóng mạnh làm các lồng cá bị xô đẩy khiến lưới bị bục, hơn 2.000 con cá rô phi sổng ra ngoài. Thấy vậy, mấy người hay câu ở khu vực này hô hào nhau ra câu ở mé ngoài, khi câu được lại thả vào bên trong cho chủ lồng. Có ngày câu được 2 tạ cá rô phi. Do đặc tính của cá lồng khi cho ăn thường xuyên tại một điểm nên lũ cá khi đã thoát ra ngoài lưới nhưng vẫn quanh quẩn ở gần đó để chờ mồi nên mới "tóm" chúng lại được.
Sau một hồi trò chuyện qua lại thì cũng đúng lúc ông Hiển về. Đúng lúc đó, cũng có một người dân trong làng đến hỏi mua cá. Từ trên bờ người này nói: "Ông bắt cho cháu 2 con cá rô phi", rồi ông Hiển ghé sát tai tôi bảo: "Cũng không muốn bán cho khách lẻ đâu, bởi mỗi lần kéo lưới lên cá sẽ bị xây xát".
Nói vừa dứt lời, xong ông Hiển vẫn tặc lưỡi "Ừ, bắt con nào thì xuống đây mà kéo lên".
Bắt 2 con cá rô phi lên rồi cho vào bao tải, ông Hiển cũng chẳng buồn cân, tính vo 2 con 4,5kg nhân với giá 35.000 đồng/kg. Ông cầm về 150.000 đồng.
Ông Hiển bảo: "Do dịch Covid-19 bùng phát trở lại, diễn biến phức tạp hơn nên từ trước Tết đến giờ vắng bóng thương lái đến thu mua".
Các năm trước vào thời điểm này 6 lồng cá của gia đình ông đều được thu mua hết, nhưng dịp tết năm nay ông mới bán được một lượng rất ít. Đến thời điểm hiện tại, các thương lái đã dừng hẳn việc thu mua, thi thoảng lác đác có khách lẻ trong vùng đến hỏi mua 1, 2 con.
“Mọi năm với 6 lồng cá như thời điểm hiện tại, sau khi xuất bán hết trừ chi phí, tôi có lãi 300 - 400 triệu đồng. Tuy nhiên năm nay, mới thu về được 200 triệu đồng chưa trừ chi phí, số cá còn lại chưa biết đến bao giờ mới bán được", ông Hiển thở dài.
Hiện 6 lồng cá của ông Hiển còn 6 tấn cá rô phi và 2 tấn cá trắm cỏ, trong đó cá trắm đều từ 4kg/con trở lên chưa bán được. Với số cá chưa bán được này, mỗi ngày chi phí thức ăn sẽ hết 1,5 triệu đồng nên ông đã phải cắt giảm 30% chế độ ăn hàng ngày.
Là hàng xóm của ông Hiển, cùng nuôi cá lồng trên sông Đà, ông Tạ Văn Quý, thôn Xuân Thọ cũng đang sốt ruột khi cá đến thời điểm xuất bán mà không có thương lái thu mua.
Hiện, ông Quý cũng có 6 lồng nuôi cá rô phi và trắm cỏ, ngoài cho cá rô phi ăn cám còn phải cung cấp khoảng 1 tấn cỏ cho các lồng nuôi cá trắm. Bên cạnh đó, để có thể duy trì đàn cá đợi thị trường tiêu thụ được trở lại, ông đã phải cắt giảm 30 - 40% khẩu phần ăn của cá.
Theo ông Quý, một khó khăn nữa mà các hộ dân nuôi cá lồng gặp phải, là lứa cá thương phẩm không xuất bán được thì không có lồng để vào lứa cá tiếp theo. Nếu tiếp tục duy trì nuôi dài ngày lứa cá này, chi phí sẽ lớn hơn chi phí vào đàn cá mới. Bên cạnh đó, thị hiếu người dùng cũng không ưa chuộng cá quá to vì thế sẽ làm cho sức tiêu thụ chậm hơn.
https://danviet.vn/mot-ong-nong-dan-thu-do-dau-that-ruot-nuoi-bao-co-8-tan-ca-ca-tram-co-toan-con-to-nang-4kg-con-van-e-20210223190033595.htm
Theo Minh Ngọc/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã