Sống với cây chè từ nhỏ, song phải đến năm 40 tuổi, sau khi kinh qua nhiều nghề nhưng tất thảy đều không thành công, ông Khiêm mới quay về với chè và gắn bó như duyên nợ đời mình.
Vùng chè Khe Cốc (xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) với diện tích gần 280ha đem lại nguồn sống cho mấy trăm hộ gia đình, nhưng bà con vẫn cứ sản xuất, chế biến theo phương thức cũ, cho giá trị kinh tế thấp.
Ông Khiêm quyết định vận động thành lập HTX và xác định luôn chiến lược hoạt động của HTX. Chè Khe Cốc mang tiểu vùng khí hậu riêng biệt, luôn có sương mù vào tất cả các mùa trong năm, sáng sớm và chiều tà đều có một lớp sương nhẹ dát mỏng trên những lá chè. Và lúc nào sương nhiều nhất sẽ là lúc cho những lứa chè Khe Cốc ngon nhất trong năm.
Ông Khiêm tranh thủ các buổi họp xóm để vận động, giải thích cho bà con lợi ích lâu dài khi làm chè an toàn theo hướng VietGAP, hữu cơ. Những công nhân làm việc cho HTX cũng tuân thủ triệt để quy trình chế biến, đóng gói đảm bảo vệ sinh.
Năm 2018, kể từ khi thành lập HTX , các thành viên được ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, ký kết hợp đồng đầu tư vật tư phân bón để nhất quán phương thức sản xuất. Cách làm đó đã làm cho giá cả thành phẩm được nâng cao. Đời sống bà con đã thay đổi rõ rệt. Trung bình 1 ha cho ra sản phẩm khoảng 10 tấn chè/1 năm. Các sản phẩm của chè Khe Cốc tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước.
Những năm gần đây, giá chè bán ra thị trường của cụm làng nghề chè Khe Cốc đã tăng lên nhiều so với các năm trước. Và một điều đặc biệt, vị thơm, đượm của chè Khe Cốc được lan rộng trên khắp thị trường trong nước mà còn vươn ra các nước bạn.
Hiện nay, duy nhất chè của HTX chè an toàn Khe Cốc đã được đối tác Ba Lan ký kết hợp đồng xuất khẩu sang các nước Châu Âu. Theo đó, HTX khi có tới 3 sản phẩm gồm: trà túi lọc, bột trà xanh matcha và kẹo dồi trà xanh kí được hợp đồng xuất khẩu sang thị trường EU.
Từ những thành quả đó, ông Tô Văn Khiêm (giám đốc HTX chè Khe Cốc) đã được phong tặng danh hiệu nghệ nhân chè. Mong mỏi lớn vẫn đang thường trực trong tư duy của nghệ nhân Tô Văn Khiêm là thực hiện chiết xuất được tinh dầu chè.
Làm được điều đó thì giá trị gia tăng của chè sẽ tăng rất cao. Hiện nay, sản lượng tinh dầu chè luôn bị thiếu so với nhu cầu người tiêu dùng trên thế giới.
Trong khi đó, qua kiểm định, bên Ba Lan công bố tỉ lệ tinh dầu trên một mẫu chè của mình đứng đầu thế giới. Chiết xuất thành công tinh dầu thì cây chè càng khẳng định chắc chắn vị trí mũi nhọn, chủ lực không chỉ của Phú lương mà là của cả xứ chè Thái Nguyên.
https://nongnghiep.vn/nang-tam-thuong-hieu-che-d280147.html
Theo Đồng Văn Thưởng/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã