Học tập đạo đức HCM

Nhân rộng mô hình vải chín sớm Phương Nam theo quy trình VietGAP

Thứ năm - 04/06/2020 00:47
Vải chín sớm Phương Nam (TP Uông Bí) là loại vải chín sớm hơn so với vải thiều chính vụ gần 1 tháng, nhờ đó, có giá trị kinh tế cao. Đây cũng là một trong những loại cây ăn quả có thương hiệu của Uông Bí và Quảng Ninh những năm gần đây.

Vải chín sớm Phương Nam được trồng theo quy trình VietGAP mang lại hiệu quả cao.

Vùng trồng vải chín sớm Phương Nam đã được UBND tỉnh quy hoạch là một trong 17 vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung của tỉnh (vì có hiệu quả kinh tế cao trên 240 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với những loại cây ăn quả khác cùng điều kiện phát triển). Hiện nay, trên địa bàn phường có hơn 1.500 hộ gia đình chuyển đổi diện tích trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng vải chín sớm.

Những năm qua, vải chín sớm Phương Nam tuy năng suất, chất lượng tốt, nhưng giá cả không ổn định, thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc sản xuất của bà con chưa theo một quy trình thống nhất, sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm là chính, kỹ thuật chậm được cải tiến dẫn đến cây bị suy thoái…

Để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm, VSATTP, năm 2017 TP Uông Bí đã phê duyệt Dự án sản xuất vải chín sớm Phương Nam theo quy trình VietGAP. Dự án được thực hiện trên 280ha vải chín sớm của khoảng 1.000 hộ tham gia, với tổng mức đầu tư 15,979 tỷ đồng, bao gồm 4 mục tiêu: An toàn cho thực phẩm; an toàn cho người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm. Năm 2019 đã tổ chức cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP cho 140ha vải chín sớm giai đoạn 1 tại 2 khu vực. Đối với 140ha còn lại của giai đoạn 2, hiện nay, đơn vị cấp giấy chứng nhận đang làm thủ tục xét nghiệm mẫu quả để đảm bảo điều kiện cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP theo quy định.

Vải chín sớm Phương Nam Uông Bí cùi dầy, ngọt thanh.

100% hộ dân tham gia thực hiện dự án sản xuất vải chín sớm Phương Nam theo quy trình VietGAP, đã nghiêm túc chấp hành và áp dụng các biện pháp canh tác theo quy trình, đảm bảo VSATTP và đảm bảo môi trường. Sau 3 năm triển khai, năng suất, sản lượng, tiêu thụ đã có những cải thiện rõ rệt. Nếu như năm 2015, phường có 315ha trồng (288ha cho thu hoạch) chỉ thu hoạch được 1.050 tấn, doanh thu 31,5 tỷ đồng, thì đến năm 2020, phường đã đạt trên 372ha (diện tích thu hoạch 320ha), sản lượng ước đạt đến 4.000 tấn, cao hơn năm 2015 gần 3.000 tấn và tăng gấp đôi so với năm 2019, doanh thu 100 tỷ đồng. 

Theo các hộ dân trồng vải chín sớm, nhờ trồng theo quy trình VietGAP nên quả vải đạt năng suất cao hơn, quả tròn, cùi dầy, tỷ lệ phần ăn được đạt 56-70%, vỏ mỏng, mùi thơm, vị ngọt mát, chua dịu, không chát.

Ông Nguyễn Quang Nghĩa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Phương Nam, cho biết: Hằng năm vải được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên thị trường này bị hạn chế trong khi vải lại được mùa. Để tránh tình trạng được mùa rớt giá, vừa qua, TP Uông Bí đã tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại vải chín sớm Phương Nam, kết nối với những khách hàng quen, các doanh nghiệp, cơ sở phân phối trong nước, đặc biệt là khu vực phía Nam để thúc đẩy tiêu thụ, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường… Thông qua các hội nghị xúc tiến thương mại tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về sản phẩm quả vải đã giúp nâng cao giá trị thương hiệu vải chín sớm Phương Nam.

Hội nghị xúc tiến thương mại vải chín sớm Phương Nam năm 2020 (Ảnh: Đinh Hằng)

Được biết, vải chín sớm Phương Nam hiện đã được thiết kế và in ấn tem nhãn sản phẩm, tem truy suất nguồn gốc, đây được đánh giá là tiền đề quan trọng tạo dựng niềm tin chất lượng cho sản phẩm. Để phát triển thương hiệu vải chín sớm Phương Nam, tới đây, TP Uông Bí tiếp tục hoàn thiện dự án sản xuất vải chín sớm Phương Nam theo quy trình VietGAP ở cả 2 giai đoạn, toàn bộ 100% diện tích và sản phẩm quả trong vùng thực hiện dự án đều đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, đề án duy trì, giữ vững và nhân rộng mô hình sản xuất vải chín sớm Phương Nam theo quy trình VietGAP trên địa bàn phường Phương Nam và thành phố.

Theo Thanh Hằng/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm148
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại867,767
  • Tổng lượt truy cập90,931,160
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây