Học tập đạo đức HCM

Nhiều mô hình hay - Nhiều trợ giúp đến với người khó khăn trong đại dịch

Thứ năm - 09/09/2021 01:30
HNP - Thời gian qua, cùng với các biện pháp chống dịch quyết liệt của Thành phố thì công tác đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ nhóm người yếu thế đã được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội và người dân quan tâm, triển khai tích cực với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” để không để ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống đại dịch Covidi-19. Từ đó, đã xuất hiện nhiều mô hình hay, nhiều cách làm sáng tạo để những người khó khăn được hỗ trợ kịp thời, để tất cả mọi người đều an tâm, tin tưởng thực hiện nghiêm việc giãn cách.

Người lao động khó khăn được tiếp sức với Hàng triệu bữa cơm nghĩa tình mùa dịch


Triển khai kịp thời các gói hỗ trợ đảm bảo an sinh
 
Tính đến 16 giờ, ngày 6/9/2021, Hà Nội đã triển khai chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo quy định của Trung ương, Thành phố, với tổng kinh phí 923,167tỷ đồng (trong đó, Ngân sách nhà nước thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 15/NQ-HĐND là 737,461 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hoá để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 185,706 tỷ đồng). 
 
Riêng đối với kết quả thực hiện hỗ trợ các nhóm đối tượng đặc thù theo 15/NQ-HĐND của HĐND Thành phố, các địa phương đã rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho 283.935 người, hộ kinh doanh với kinh phí phê duyệt là 285,731 tỷ đồng (trong đó, đã tổ chức chi trả cho 282.846 đối tượng với kinh phí 283,396 tỷ đồng); đã phê duyệt hỗ trợ 282.650 người thuộc 03 nhóm đối tượng: Người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo, cận nghèo với số tiền 282,65 tỷ đồng (trong đó, đã thực hiện chi trả cho 282.382 người, hộ gia đình với số tiền 282,382 tỷ đồng). 
 

Huyện Thanh Trì trao hỗ trợ cho đối tượng người có công
 
MTTQ Việt Nam Thành phố đã trao hỗ trợ 9.133 suất quà (gồm 6,004 tỷ đồng và túi quà nhu yếu phẩm, vật tư y tế trị giá 1,61 tỷ đồng) cho các đối tượng làm công tác phòng, chống dịch và bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. MTTQ các quận, huyện, thị xã cũng đã tích cực triển khai hỗ trợ cho người dân trong các khu cách ly, những người gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 với tổng số 241.342 suất quà, trị giá 67,98 tỷ đồng; hỗ trợ các lực lượng phòng, chống dịch trên địa bàn với trị giá 28,314 tỷ đồng. 
 
Xuất hiện nhiều mô hình hay, sáng tạo, hiệu quả
 
Nhằm tránh bỏ sót, cũng như hỗ trợ đúng đến các đối tượng thực sự cần giúp đỡ, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã cho ra mắt Fanpage “Đoàn kết chống dịch” và  các số điện thoại Hotline để tiếp nhận kịp thời thông tin những trường hợp cần được giúp đỡ. Mô hình đường dây nóng “Đoàn kết chống dịch” được triển khai một cách khẩn trương, bài bản, chuyên nghiệp, kịp thời đáp ứng nhu cầu hỗ trợ của người dân. Thông qua mô hình đã hỗ trợ 2.222 trường hợp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 với trị giá 743 triệu đồng.
 
Cùng với Mô hình đường dây nóng “Đoàn kết chống dịch”, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô, MTTQ các quận, huyện thị xã phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự cùng cấp triển khai hiệu quả mô hình “Chợ 0 đồng”, “Gian hàng 0 đồng”, “Chuyến xe 0 đồng”, “Túi quà Đoàn kết” để hỗ trợ trên 28.210 suất quà, trị giá 10,656 tỷ đồng tới những người có hoàn cảnh khó khăn. Mô hình đã phát huy thế mạnh của mỗi đơn vị, tô thắm tình quân dân trong phòng, chống dịch bệnh.
 

Đồng chí Nguyễn Lan Hương trao quà cho các lưu học sinh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ngày 4/9
 
Đáng chú ý, Mô hình hỗ trợ người nước ngoài gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố phối hợp với Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Thành phố khởi xướng đã trao hỗ trợ 270 người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội gặp khó khăn do dịch Covid-19, mỗi suất 500.000 đồng và 1 túi nhu yếu phẩm. Là 1 trong số 25 sinh viên nước ngoài được hỗ trợ ngày 4/9, Borey Koemseang, lưu học sinh Campuchia, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ, đây là sự động viên rất lớn đối với các lưu học sinh ở thời điểm hiện tại. “Dù là lưu học sinh, người nước ngoài sống ở Việt Nam nhưng chúng em luôn thực hiện nghiêm túc biện pháp “5K” phòng, chống dịch và các quy định trong Chỉ thị của Chính phủ và học viện đề ra. Chúng em hứa sẽ cố gắng học tập tốt, chủ động rèn luyện và hoàn thành chương trình học tập để bước chân vào tương lai tươi sáng, góp phần thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nước”, lưu học sinh Borey Koemseang chia sẻ. 
 
Giống như Borey Koemseang, nhiều người nước ngoài đã rất bất ngờ, xúc động và trân trọng đón nhận tình cảm, sự sẻ chia của Thành phố với họ, thông qua đó cũng góp phần xây dựng hình ảnh Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, Thành phố nghĩa tình trong mắt bạn bè quốc tế.
 
Ngoài ra, mô hình vận động chủ nhà trọ miễn giảm tiền nhà, tiền phòng cho người gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 đã vận động được hàng chục ngàn chủ nhà trọ cùng chia sẻ khó khăn với người thuê trọ. Theo đó, thấu hiểu những khó khăn của những người thuê trọ trong thời gian thực hiện giãn cách phải ở nhà, gặp vô vàn thiếu thốn, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã đề nghị MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội, các cấp chính quyền trên địa bàn Thành phố tuyên truyền, vận động các gia đình có nhà cho thuê hỗ trợ miễn, giảm tiền thuê nhà cho người thuê trọ có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Theo báo cáo, đến nay 16/30 quận huyện, thị xã đã vận động được  30.109 chủ nhà trọ thực hiện giảm tiền thuê phòng trọ với tổng số tiền trên 26,6 tỷ đồng, đồng thời vận động trên 2.000 chủ nhà miễn giảm tiền thuê cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ, người nước ngoài trị giá trên 7,235 tỷ đồng. 
 
Ông Hoàng Xuân Tảo, số nhà 23, ngõ 259, phố Yên Hòa (Cầu Giấy), 1 trong số 15 chủ nhà trọ tiêu biểu được Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố tuyên dương, ngày 31/8, cho biết: Gia đình ông có 30 phòng trọ đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng từ sinh viên, người lao động tới vợ chồng trẻ. Từ tháng 5/2021, khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gia đình ông đã quyết định giảm tiền phòng cho người thuê trọ. Tùy vào mức giá thuê phòng, số tiền giảm sẽ được cân nhắc giảm từ 25-30%. Mỗi tháng, gia đình ông đã hỗ trợ các hộ thuê trọ số tiền từ 15-20 triệu đồng. Tới nay sau 4 tháng, số tiền hỗ trợ đã lên mức 100 triệu đồng. Ngoài ra, với một số phòng người thuê đóng cửa về quê, gia đình ông vẫn giữ phòng mà không yêu cầu đặt cọc gì.
 
Đáng nói, để xây dựng hệ thống phòng trọ này, gia đình ông đã phải vay ngân hàng số tiền rất lớn với số lãi mỗi tháng phải trả là 40 triệu đồng. Dù vậy, với mong muốn hỗ trợ phần nào cho người thuê trọ, cũng là để giữ khách ở lại lâu dài, gắn bó với mình, ông đã bày tỏ ý kiến với gia đình và được vợ, con ủng hộ.
 

Chương trình Triệu bữa cơm - Tấm lòng doanh nghiệp trẻ Hà Nội
Chương trình “Triệu bữa cơm - Tấm lòng Doanh nghiệp trẻ Hà Nội”, do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội đã triển khai, là sự tiếp nối thành công và những giá trị nhân văn của chuỗi chương trình Triệu bữa cơm - Hà Nội nghĩa tình đã được triển khai qua 2 giai đoạn với gần 70.000 suất ăn được gửi tới những hoàn cảnh khó khăn trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách. Giai đoạn 3 Chương trình, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội sẽ huy động 50.000 suất ăn để hỗ trợ bà con nghèo, lao động tự do, người lao động bị mất việc làm hay sinh viên bị mắc kẹt tại Thành phố.
 
Ngoài ra, còn có rất nhiều các mô hình khác của các nhóm thiện nguyện như: Mô hình “Đội xe đại đoàn kết” của nhóm thiện nguyện 92-95 Hà Nội hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm miễn phí; Mô hình “Bếp ăn 0 đồng” của nhóm “Foodbank” Việt Nam hỗ trợ trên 500 suất ăn miễn phí mỗi ngày tới lực lượng y tế, các chốt phòng chống dịch và những người gặp khó khăn; Mô hình “Tiếp sức mùa dịch” của Truyền hình Thành niên và Pizza Hut hỗ trợ trên 2.000 bánh pizza và nước uống tới lực lượng y tế, các chốt phòng chống dịch; Mô hình “Chia sẻ yêu thương”  của nhóm “Chia sẻ yêu thương” hỗ trợ 500 chai nước ép dinh dưỡng mỗi ngày tới lực lượng y tế, các chốt phòng chống dịch….đó là những việc làm thầm lặng nhưng thiết thực, hàng ngày, hàng giờ giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, tiếp thêm động lực cho công tác phòng, chống dịch của Thành phố.

Theo Vương Vân/hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập314
  • Hôm nay40,318
  • Tháng hiện tại837,016
  • Tổng lượt truy cập90,900,409
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây