Xuất hiện nhiều tỷ phú nông dân
Mô hình trang trại tổng hợp của anh Vũ Văn Yên (SN 1971) ở thôn Nội, xã Minh Hoà, huyện Kinh Môn là một trong những điển hình nông dân SXKD giỏi ở địa phương. Từ nuôi gà đẻ trứng thương phẩm đến thả cá, ba ba… anh Vũ Văn Yên đã biến những cánh đồng, mảnh ruộng ngút ngàn cỏ lác thành trang trại tổng hợp cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Trang trại của gia đình anh Vũ Văn Yên nuôi 16.000 con gà siêu trứng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thu Hà
"Các cấp Hội ND tỉnh đã có nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên, nông dân như cho ND như cho vay vốn, tập huấn chuyển giao KHKT, phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào theo phương thức trả chậm, tổ chức các hội thảo, tham quan đầu bờ…”. Bà Phạm Thị Thanh Tâm - |
Anh Yên chia sẻ: Những ngày đầu khởi nghiệp, gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn. Được các cấp Hội ND tạo điều kiện vay vốn, giống, cùng với vốn tích lũy của gia đình, anh đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế trang trại.
Hiện nay, khu vực chuyển đổi của gia đình anh rộng 2ha, quy hoạch vườn cây, khu chuồng trại chăn nuôi khép kín gồm lợn thương phẩm, ba ba, cá lồng, gà siêu trứng. Trang trại của gia đình anh nuôi 16.000 con gà siêu trứng cho sản lượng gần 4 triệu quả trứng/năm; 10.000 m2 mặt nước nuôi cá diêu hồng, cá lăng với sản lượng khoảng 12 tấn/năm; 3.000 con ba ba gai thương phẩm… Trừ mọi chi phí, bình quân mỗi năm gia đình anh thu lãi trên 800 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, mô hình của anh còn giải quyết việc làm cho 13 lao động địa phương với mức thu nhập ổn định 5 triệu đồng/người/tháng.
Hộ gia đình ông Nguyễn Trung Tựu (ở xã Nam Tân, huyện Nam Sách) lại nuôi gần 100 lồng cá trên sông, hàng năm cho thu hoạch 330 - 360 tấn, doanh thu hơn 30 tỷ đồng/năm, lợi nhuận trung bình đạt trên 4,5-5 tỷ đồng. Đặc biệt, để nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm, tháng 4/2018, gia đình ông Tựu đã thực hiện việc gắn tem truy xuất nguồn gốc trên từng sản phẩm cá nuôi của gia đình.
Theo ông Tựu, sản phẩm sau khi gắn tem truy xuất nguồn gốc cho giá ban đầu cao hơn 20-22% và sản phẩm xuất ra đến đâu được thương lái đến tận nơi thu mua. Hiện, mô hình của ông Tựu đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 12 lao động với mức lương bình quân đạt 8 triệu đồng/người/tháng.
Còn rất nhiều những nông dân tỷ phú xuất hiện từ phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh Hải Dương. Họ là những tấm gương nông dân vượt khó vươn lên, làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất của mình...
Đa dạng kênh hỗ trợ hội viên làm giàu
Theo báo cáo Hội ND tỉnh Hải Dương: Năm 2019, toàn tỉnh Hải Dương có 191.663 hộ nông dân đăng ký phấn đấu trở thành hộ SXKD giỏi các cấp, chiếm 62% so với số hộ nông dân. Qua bình xét, có 129.735 hộ đạt SXKD giỏi các cấp, đạt 67,7% so với số hộ đăng ký, chiếm 42% so với số hộ nông dân.
Đáng chú ý, không chỉ làm giàu cho bản thân các hộ nông dân SXKD giỏi tạo việc làm tại chỗ cho trên 135.000 lao động; tặng tiền mặt, quà trị giá trên 800 triệu đồng; cho vay vốn không lãi, cung ứng giống cây, con chậm trả và giúp đỡ kinh nghiệm sản xuất cho 4.581 hộ nông dân nghèo có địa chỉ theo phương thức cầm tay chỉ việc...
Trong phong trào nông dân chung sức xây dựng nông thôn mới, các hộ SXKD giỏi cùng nông dân toàn tỉnh đã đóng góp 309,7 tỷ đồng, 106.367 ngày công lao động, hiến trên 450.000m2 đất ở, đất vườn và đất ruộng; làm mới, sửa chữa 267km đường giao thông nông thôn...
Một số hộ SXKD giỏi tiêu biểu trong đóng góp ủng hộ xây dựng nông thôn mới như: Hộ ông Nguyễn Ngọc Miên xã Cẩm Hoàng (Cẩm Giàng) tài trợ 1,3 tỷ đồng, hộ bà Bùi Thị Lộc xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng tài trợ trên 1 tỷ đồng; hộ ông Nguyễn Phúc Thuần, thôn An Đoài, xã An Bình, huyện Nam Sách ủng hộ 1 tỷ đồng...
Thành công của phong trào nông dân SXKD giỏi ở tỉnh Hải Dương không thể tách rời vai trò của Hội ND tỉnh. Bà Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Hội ND tỉnh Hải Dương cho biết: “Để phong trào phát triển mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu, các cấp Hội ND tỉnh đã có nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên, nông dân như cho nông dân như cho vay vốn, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào theo phương thức trả chậm…”.
Cụ thể về vốn, các cấp Hội đã tín chấp cho nông dân vay từ Ngân hàng NNPTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm với tổng dư nợ 2.291 tỷ đồng cho trên 38.852 hộ nông dân vay. Ngoài ra, đã tăng cường xây dựng quỹ hội, Quỹ Hỗ trợ nông dân, đến nay tổng quỹ có trên 109 tỷ đồng cho hơn 10.000 hộ nông dân vay phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, các cấp Hội ND từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động xây dựng 410 mô hình kinh tế tập thể. Trong đó, có 374 mô hình triển khai có hiệu quả và thể hiện rõ sự tác động của Hội từ việc tổ chức dạy nghề, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, xây dựng các câu lạc bộ, cho vay vốn làm ăn.
Theo Thu Hà/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã