Học tập đạo đức HCM

Nuôi lợn có lãi, nông dân vẫn không dám nuôi nhiều

Thứ sáu - 26/03/2021 09:20
Giá lợn hơi gần đây có xu hướng giảm nhẹ nhờ nguồn cung dồi dào, song vẫn đem lại lợi nhuận lớn cho các chủ trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi. Thế nhưng, với các nông hộ nhỏ, họ không được hưởng lợi nhiều, nhất là khi giá thức ăn chăn nuôi đang ở mức cao.

Nhiều hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ muốn tăng đàn nhưng không hề dễ dàng, do dịch tả lợn châu Phi vẫn đang rình rập, đe dọa tới sinh kế của bà con.

Giá lợn hơi vẫn cao

Sau Tết Nguyên đán, giá lợn hơi ở các tỉnh phía Nam từ mức 83.000 đồng/kg bắt đầu giảm xuống, đến cuối tháng 2, chỉ còn 78.000 đồng/kg. Sang đầu tháng 3, giá lợn hơi tại tỉnh Đồng Nai giảm còn 73.000-75.000 đồngkg. 

Đáng chú ý vài ngày gần đây, giá lợn hơi có dấu hiệu tăng trở lại, dao động trong khoảng 72.000-77.000 đồng/kg tại miền Nam. Trong khi đó, giá lợn hơi tại miền Bắc khoảng 74.000-76.000 đồng/kg, giảm từ 1.000-2000 đồng so với đầu tuần qua.

Nuôi lợn có lãi, vẫn dè dặt tái đàn - Ảnh 1.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao khiến nông dân lo lắng. (Ảnh chụp một trại lợn ở huyện Long Thành, Đồng Nai). Ảnh: Nguyên Vỹ

Theo ông Trần Lâm Sinh – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai, tổng đàn lợn của tỉnh hiện khoảng 2,4 triệu con. Trong số đó, chăn nuôi trang trại đạt khoảng 90%. Riêng công tác tái đàn ở hộ nhỏ lẻ, nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, từ quy mô, quy chuẩn về chuồng trại; cho đến khâu xử lý và bảo vệ môi trường.

Với nhiều hộ chăn nuôi, giá bán cao là điều kiện thuận lợi để tái đàn, tăng đàn nhằm kiếm lời. Nhưng với ông Đỗ Anh Triết (ở huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai), chuồng trại chăn nuôi đến giờ vẫn trống không. 

Ông Triết theo nghề chăn nuôi lợn đã 10 năm. Trước đó, trại của ông thường xuyên duy trì tổng đàn 100 con lợn nái, 1.000 con lợn thịt. Sau đợt dịch tả châu Phi bùng phát năm 2019, ông tiếp tục tái đàn, nuôi lại 20 con nái và hơn 100 lợn thịt.

Không may, trại của gia đình ông tiếp tục nhiễm dịch tả lợn châu Phi vào tháng 6/2020. Bị thiệt hại nặng nề, ông Triết bỏ trống chuồng cho đến giờ và chưa quyết định tái đàn lợn. Theo ông Triết, lượng lợn ở Đồng Nai tăng cao là do các trang trại, các công ty chăn nuôi lớn đẩy mạnh tái đàn. Thế nhưng giá lợn hơi vẫn giữ ở mức cao chủ yếu do giá thức ăn chăn nuôi tăng 20-30% so với cùng kỳ năm trước. 

"Cùng với giá lợn giống cao, khó đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi, một số hộ chăn nuôi ở xung quanh cũng đã chuyển sang các đối tượng vật nuôi khác do chưa có vaccine phòng bệnh" - ông Triết cho hay.
 

Gia đình ông Hà Thanh Long (ở huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu) đang nuôi gần 100 con lợn thịt. Ông Long kể, để 1 con lợn đạt trọng lượng 100kg, phải tiêu tốn trung bình khoảng 10 bao thức ăn, loại 25kg/bao. 

Từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng. Hiện tại, giá cám gia súc 290.000-300.000 đồng/bao. Mức chênh lệch đã lên đến 40.000-45.000 đồng/bao so với trước đó. Việc chăn nuôi phải tốn thêm nhiều chi phí khác để đảm bảo an toàn dịch, càng khiến ông gặp nhiều khó khăn.

"Với giá lợn hơi khoảng 75.000 đồng/kg, trừ chi phí, người nuôi vẫn có lãi 1-1,5 triệu đồng/con. Nhưng giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng gần đây sẽ khó làm giá lợn hơi giảm xuống" - ông Long nhận định.

Không dám nuôi nhiều

Cũng ở huyện Châu Đức, bà Vũ Thị Na kể, nhờ duy trì được 30 con lợn nái nên bà không tốn nhiều tiền mua lợn giống để tái đàn. Trung bình, bà Na xuất bán từ 30-50 con lợn thịt mỗi tháng. Với giá bán 75.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, bà thu lãi hơn 60 triệu đồng.

Bà Na cho biết, chỉ mong giá lợn ở mức này để gia đình tiếp tục ổn định chăn nuôi, chứ không dám nuôi nhiều hơn. "Nếu giá lợn lên cao quá, có khi người dân sẽ nuôi ồ ạt trở lại. Hoặc nếu số người nuôi không tăng mà chi phí đầu vào không giảm thì mức giá đảm bảo có lời sẽ không còn nữa" - bà Na nói.

Vừa bán xong 100 con lợn thịt từ đợt tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi, bà Lý Hoàng Hương (ở xã Bàu Cạn, huyện Long Thành, Đồng Nai) thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Tưởng là sẽ phấn khởi vì số tiền lời sẽ giúp bà tiếp tục phát triển chăn nuôi nhưng bà Hương bảo "chẳng ăn nhằm gì!".

Bà Hương kể, thời điểm trước dịch tả lợn châu Phi bùng phát (2019), nhiều hộ chăn nuôi gặp khó khăn vì giá lợn hơi chạm đáy, dẫn tới cuộc "giải cứu lợn" năm 2017. Đàn lợn của bà cũng không tránh khỏi vòng xoáy đó. Vì thế, tuy giá lợn hơi hiện bán ra ở mức cao nhưng vẫn chưa thể bù được thiệt hại lúc trước. 

Trước mắt, bà chỉ dám nuôi tiếp số lượng nhỏ, cứ bán tới đâu thì gầy đàn lại tới đó. Và tuyệt đối tuân thủ an toàn sinh học để tiếp tục duy trì nghề chăn nuôi nhỏ lẻ ngay tại nhà.

Trước đó, xã Bàu Cạn được huyện Long Thành quy hoạch riêng khu chăn nuôi tập trung với diện tích 56ha. Bà Phượng là 1 trong số hơn 450 nông hộ ở huyện được khuyến khích di dời trại chăn nuôi vào khu tập trung. Dù biết, di dời chuồng trại nuôi vào đây để phát triển nghề chăn nuôi bền vững, thế nhưng bà và nhiều hộ nhỏ lẻ khác vẫn còn ngần ngại.

Nguyên nhân là nhiều người chăn nuôi không đủ vốn để mua đất, đầu tư xây chuồng trại mới. Diện tích khu chăn nuôi tập trung 56ha, nếu chia cho hơn 450 hộ nuôi toàn huyện thì diện tích cho cho mỗi cơ sở chăn nuôi là rất nhỏ. Điều này làm người dân lo ngại không đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Sau nhiều lần đối mặt với cảnh trắng tay vì dịch bệnh nên ý thức phòng chống dịch của người chăn nuôi đã được nâng cao đáng kể. "Không phải cứ thấy giá lợn hơi cao thì tăng đàn, vì các chi phí khác cũng tăng theo. Một khi tăng đàn nhanh, vốn liếng phải đầu tư nhiều lên, rủi ro cũng không ít. Chăn nuôi lợn số lượng ít mà không ổn thì nông hộ buộc phải chuyển đổi sang nghề khác"- bà Hương nói.

Ông Trần Lâm Sinh - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai cho biết, tỉnh vẫn đang làm tốt công tác tăng đàn, tái đàn lợn, đặc biệt là ở các trang trại. Tỉnh đã cấp giấy chứng nhận cho hơn 660 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên địa bàn.

"Tổng đàn lợn của tỉnh Đồng Nai hiện khoảng 2,4 triệu con; gần bằng mức tổng đàn 2,5 triệu con trước dịch. Trong số đó, chăn nuôi trang trại đạt khoảng 90%. Riêng công tác tái đàn ở hộ nhỏ lẻ, nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, từ quy mô, quy chuẩn về chuồng trại; cho đến khâu xử lý và bảo vệ môi trường" - ông Sinh nói.

https://danviet.vn/nuoi-lon-co-lai-nong-dan-van-khong-dam-nuoi-nhieu-20210325201622911.htm
Theo Nguyễn Vy/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập246
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm233
  • Hôm nay59,572
  • Tháng hiện tại856,270
  • Tổng lượt truy cập90,919,663
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây