Học tập đạo đức HCM

Phú Yên: Giúp hộ nghèo chăn nuôi, nhân đàn gia súc lớn

Thứ ba - 26/01/2021 23:44
Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở tỉnh Phú Yên có điều kiện đầu tư chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả.

Trong đó, mô hình chăn nuôi bò, dê, cừu là những mô hình vay vốn ưu đãi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.

Hộ nghèo có vốn chăn nuôi, trồng trọt

Ông Trần Quốc Dũng (ở thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa) là 1 trong những hộ nghèo sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi. Ông Dũng kể, hơn 10 năm trước, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo. Nhà tranh vách đất, hai vợ chồng làm thuê làm mướn suốt ngày vẫn không đủ nuôi 5 miệng ăn. Thấy vậy, đại diện Chi hội nông dân thôn đã hướng dẫn ông Dũng làm hồ sơ vay vốn hộ nghèo từ Ngân hàng CSXH.

Với 15 triệu đồng tiền vay, ông Dũng mua bò về nuôi và gây đàn. Bò lớn, ông bán bớt để trả nợ, rồi vay lại vốn hộ cận nghèo để chăn nuôi tiếp. Đến năm 2016, hộ ông Dũng thoát nghèo.

Giúp hộ nghèo gây dựng những đàn gia súc lớn - Ảnh 1.
 

Ông Lê Trọng Hùng phát triển kinh tế gia đình nhờ vốn tín dụng chính sách. Ảnh: Lê Hảo

5 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Yên trên 2%/năm; đến nay, dư nợ đạt trên 2.800 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với cuối năm 2014, với hơn 88.000 hộ còn dư nợ (chiếm hơn 1/3 tổng số hộ dân toàn tỉnh).

Ông Dũng phấn khởi cho biết: Được vay 45 triệu đồng vốn hộ mới thoát nghèo, mức vay gần như cao nhất lúc bây giờ, ông mạnh dạn mượn thêm tiền họ hàng để mua 1,5ha rẫy ở Đồng Dinh để trồng khóm (dứa). Ngoài ra, ông còn trồng xen mít, chuối, đu đủ... Nhờ vậy, hàng năm, thu nhập của gia đình tăng lên khoảng 100 triệu đồng.

Kinh tế gia đình ông Lê Trọng Hùng (ở khu phố 6, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh) đã được cải thiện đáng kể từ nguồn vốn vay ưu đãi. Ông Hùng cho biết: Với 30 triệu đồng vốn chương trình hộ nghèo từ năm 2017, ông Hùng mua 10 con dê về nuôi. Được một thời gian, dê sinh sản, ông Hùng xuất bán dê và mua cừu nuôi tiếp.

Bên cạnh đó, ông Hùng còn tận dụng hơn 3 sào đất vườn để trồng 300 trụ tiêu, 50 gốc cam và nuôi gần 100 con gà. Hiện với mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, ông Hùng đã thoát nghèo và có của ăn của để.


Phát huy hiệu quả nguồn vốn

Không riêng ông Trần Quốc Dũng, ông Lê Trọng Hùng, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 40, đến nay Ngân hàng CSXH Phú Yên đã giải ngân cho hơn 195.000 lượt hộ vay vốn, góp phần giúp trên 22.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động; gần 31.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng hơn 92.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, gần 900 căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách...

Theo ông Phan Đại Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Phú Yên, tín dụng chính sách xã hội có tính nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

5 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Yên trên 2%/năm; đến nay, dư nợ đạt trên 2.800 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với cuối năm 2014, với hơn 88.000 hộ còn dư nợ (chiếm hơn 1/3 tổng số hộ dân toàn tỉnh).

Sau 5 năm thực hiện, Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, chính sách của Đảng đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội; được các cấp ủy, chính quyền địa phương coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo và được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Ông Hồ Văn Thục - Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Phú Yên cho biết: Để phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác nói riêng, tín dụng chính sách nói chung, thời gian tới, Ngân hàng CSXH Phú Yên sẽ phối hợp các cấp, ngành tham mưu chính quyền địa phương lồng ghép nguồn vốn cho vay với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đồng thời tiếp tục khảo sát nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng, chú trọng nguồn vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo để xây dựng kế hoạch trình Trung ương bổ sung, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân trên địa bàn tỉnh.

https://danviet.vn/phu-yen-giup-ho-ngheo-chan-nuoi-nhan-dan-gia-suc-lon-20210126174802101.htm

Theo Thu Hà/danviet.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại869,191
  • Tổng lượt truy cập90,932,584
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây