Học tập đạo đức HCM

Quảng Nam: Bỏ lúa trồng thứ cây ra củ ép dầu, thu nhập tăng 2,5 lần

Thứ bảy - 04/04/2020 20:28
Thời gian qua, nông dân xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, từ diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng cây lạc (cây đậu phộng), bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2,5 lần so với cấy lúa.

Chuyển đất lúa sang trồng lạc

Ông Phan Văn Thành – Phó Chủ tịch UBND xã Quế Xuân 1 (Quế Sơn, Quảng Nam) cho biết, thực hiện kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 30/6/2017 của UBND huyện Quế Sơn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Quế Sơn giai đoạn 2017-2020.

Trước những khó khăn và điều kiện thực tế của sản xuất nông nghiệp, Đảng ủy, HĐND và UBND cùng các ngành, đoàn thể của xã đã thực hiện rà soát diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả, thiếu nước sản xuất nhưng có khả năng chuyển đổi sang cây trồng khác thích hợp để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân.

 quang nam: bo lua trong thu cay ra cu ep dau, thu nhap tang 2,5 lan hinh anh 1

Nông dân xã Quế Xuân 1 (Quế Sơn, Quảng Nam) phấn khởi khi mùa lạc năm nay được mùa.

Theo ông Thành, qua theo dõi và khảo sát thực tế tại địa phương, UBND xã Quế Xuân 1 nhận thấy cây lạc có đầu ra khá ổn định, sâu bệnh ít, chi phí đầu tư không cao, nhưng mang lại hiệu quả lớn hơn so với trồng lúa. Cây lạc còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt…

Mặt khác, cây lạc cũng là cây trồng quá quen thuộc và gắn bó từ lâu đối với nông dân xã Quế Xuân 1 nói riêng và nhân dân Quảng Nam nói chung. Đầu ra của cây lạc khá ổn định, sản phẩm dầu phộng là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình.

 quang nam: bo lua trong thu cay ra cu ep dau, thu nhap tang 2,5 lan hinh anh 2

Mùa lạc năm nay được mùa, theo đánh giá của các hộ tại đây trung bình mỗi sào cho năng suất từ 150-170kg lạc khô.

Thống nhất chủ trương triển khai kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên địa bàn xã, UBND xã Quế Xuân 1 đã xây dựng phương án thực hiện và đã được UBND huyện Quế Sơn phê duyệt tại Quyết định số 1276/QĐ-UBND ngày 8/12/2017 phương án chuyển đổi mô hình sản xuất lạc thâm canh trên chân đất lúa vụ Đông Xuân 2017-2018 của xã Quế Xuân 1 tại các thôn như: Trung Vĩnh, Dưỡng Mông Đông, Dưỡng Xuân, Thạnh Hòa.

Đến nay, qua 3 vụ triển khai mô hình sản xuất lạc thâm canh trên đất lúa kém hiệu quả, bước đầu cho kết quả ngoài mong đợi.

 quang nam: bo lua trong thu cay ra cu ep dau, thu nhap tang 2,5 lan hinh anh 3

Toàn xã Quế Xuân 1 có 140ha sản xuất lạc, với hơn 600 hộ tham gia sản xuất.

Về thăm cánh đồng thôn Dưỡng Xuân (xã Quế Xuân 1), chúng tôi cảm nhận rõ niềm vui của bà con khi thấy khắp nơi rộn rã tiếng cười vì lạc được mùa. Từ mờ sáng, bà con nông dân đã có mặt trên đồng thu hoạch. Thời điểm này nhà nào cũng tập trung nhân lực để thu hoạch lạc. Bà con trong thôn thường tổ chức làm công cho nhau nên vừa vui, vừa hiệu quả. Người khỏe thì nhổ, người yếu hơn thì ngồi trảy củ lạc dưới những tấm lều bạt…

Thu nhập tăng gấp 2,5 lần

Ông Nguyễn Đắc Xuân (ở thôn Dưỡng Xuân, xã Quế Xuân 1) cho biết: Từ khi có chủ trường chuyển đổi cơ câu cây trồng từ diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang cây lạc, gia đình ông đã mạnh dạn sản xuất với diện tích 5.000m2 trồng cây lạc, đến nay là vụ thứ 3.

Cây lạc là cây trồng khá quen thuộc với người nông dân chúng tôi, ít sâu bệnh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, năng suất lại cao, trung bình mỗi sào (500m2) cho năng suất khoảng 150kg lạc khô. 

 quang nam: bo lua trong thu cay ra cu ep dau, thu nhap tang 2,5 lan hinh anh 4

Từ mờ sáng, bà con nông dân đã có mặt trên đồng thu hoạch.

“Giá lạc khô hiện nay đạt khoảng 30.000 đồng/1kg, mỗi sào đem lại 4,5 triệu đồng, giá trị kinh tế cao gấp 2,5 lần so với trồng lúa. Nếu như sản xuất lúa thì mỗi vụ tôi chỉ thu được khoảng 1,8 triệu đồng/sào, qua đó cho thấy hiệu quả kinh tế của cây lạc rất cao, những vụ tới gia đình tôi sẽ tiếp tục sản xuất cây lạc...”, ông Xuân phấn khởi nói.

 quang nam: bo lua trong thu cay ra cu ep dau, thu nhap tang 2,5 lan hinh anh 5

Người dân tự chế máy trảy củ lạc, tiết kiệm được sức lao động.

Còn hộ ông Văn Tấn Minh cho biết, khâu quan trọng và vất vả nhất đối với người sản xuất lạc là khâu làm đất, ngoài yêu cầu đất phải thật tơi xốp, thì việc bón đúng, đủ lượng phân rất quan trọng cho quá trình sinh trưởng của cây lạc. Do thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật nên vụ mùa năm nay không những gia đình ông, mà nhiều bà con trồng lạc ở xã Quế Xuân 1 năm nay “trúng đậm” nhờ lạc được mùa.

 quang nam: bo lua trong thu cay ra cu ep dau, thu nhap tang 2,5 lan hinh anh 6

Bà con trong thôn thường tổ chức làm công cho nhau nên vừa vui, vừa hiệu quả. Người khỏe thì nhổ, người yếu hơn thì ngồi trảy củ dưới các lều bạt dựng tạm ngay trên ruộng. 

“Gia đình tôi sản xuất gần 5.000m2 lạc, đến nay đã vào vụ thu hoạch, năng suất lạc khô ước đạt từ 150-170kg/sào (500m2), thời gian sinh trưởng tương đương với cây lúa từ 100-110 ngày là thu hoạch, tuy nhiên cây lạc có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với làm lúa...", ông Văn Tấn Minh (ở thôn Dưỡng Xuân, xã Quế Xuân  1) vui mừng chia sẻ.

 quang nam: bo lua trong thu cay ra cu ep dau, thu nhap tang 2,5 lan hinh anh 7

Theo đánh giá chung của các hộ trồng lạc thì vụ mùa năm nay năng suất cao hơn năm trước, trung bình tăng khoảng 15-20kg/sào. 

Được biết, vụ Đông Xuân 2019-2020, bà con nông dân ở xã Quế Xuân 1 đã chuyển đổi canh tác thêm 30ha, nâng tổng diện toàn xã sản xuất lạc lên 140ha, với hơn 600 hộ tham gia sản xuất, năng suất bình quân đạt trên 150kg lạc khô/sao, 1ha đem lại thu nhập khoảng 80-90 triệu đồng.

Đặc biệt, theo đánh giá chung của các hộ trồng lạc thì vụ mùa năm nay năng suất cao hơn năm trước, cao hơn trung bình khoảng 15-20kg/sào.

 quang nam: bo lua trong thu cay ra cu ep dau, thu nhap tang 2,5 lan hinh anh 8

Trung bình mỗi sào (500m2), cây lạc đem lại thu nhập khoảng 4,5 triệu đồng cho bà con nông dân, cao gấp 2,5 lần sản xuất cây lúa.

“Việc sản xuất cây lạc trên chân đất sản xuất lúa kém hiệu quả có tác dụng cải tạo đất rất tốt, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng nông sản phẩm, giải quyết việc làm và có thu nhập khá cho người nông dân, góp phần cải thiện đời sống, cũng là cơ sở để thực hiện một nền nông nghiệp bền vững…”, ông Phan Văn Thành – Phó Chủ tịch UBND xã  Quế Xuân 1 cho hay.

                                  http://danviet.vn/nha-nong/quang-nam-bo-lua-trong-thu-cay-ra-cu-ep-dau-thu-nhap-tang-25-lan-1075531.html

Theo Trần Hậu - Đại Nghĩa/danviet.vn




 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập413
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm410
  • Hôm nay60,417
  • Tháng hiện tại765,530
  • Tổng lượt truy cập90,828,923
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây