Học tập đạo đức HCM

Tất cả hàng nông, lâm, thủy sản đều hưởng lợi

Thứ tư - 05/08/2020 03:56
Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu, nhất là nông, lâm, thủy sản của Việt Nam.
Hiệp định EVFTA được đánh giá là động lực giúp Việt Nam tăng trưởng và giảm nghèo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiệp định EVFTA được đánh giá là động lực giúp Việt Nam tăng trưởng và giảm nghèo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), gọi tắt là Hiệp định EVFTA là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU.

EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại những cơ hội lớn đối với kinh tế và xã hội của nước ta, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang gây ra những tác động nặng nề. Những cam kết dành đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó Việt Nam sẽ thu hút nhiều hơn nhà đầu tư đến từ EU và các nước khác.

EVFTA cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục trở thành động lực giúp Việt Nam đạt được những thành tựu nổi bật về tăng trưởng và giảm nghèo.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), Hiệp định EVFTA sẽ giúp thêm 0,1 – 0,8 triệu người thoát nghèo vào năm 2030, tương đương mức giảm 0,7% so với kịch bản không có EVFTA. Cùng với đó, khoảng cách tiền lương theo giới tính cũng được thu hẹp thêm 0,15%, đặc biệt cho các hộ gia đình thuộc nhóm 40% có thu nhập thấp nhất.

Được đánh giá là xung lực cho nền kinh tế Việt Nam, EVFTA được ví như con đường cao tốc hướng Tây, kết nối Việt Nam với một không gian thị trường rộng lớn và có tiềm năng hàng đầu thế giới. Tăng trưởng xuất khẩu sẽ đặc biệt lớn ở các ngành mà Việt Nam có thế mạnh như nhóm hàng nông sản (gạo), nhóm ngành chế biến chế tạo (dệt may, giày dép) và nhóm ngành dịch vụ (vận tải thủy, vận tải hàng không…).

Với những cam kết mạnh mẽ trong lĩnh vực mở cửa thị trường hàng hóa, EVFTA được kỳ vọng sẽ là cú hích đối với tăng trưởng kinh tế nước ta, với mức dự báo lên tới 2,18 đến 3,25% vào năm 2025 (giai đoạn 5 năm đầu thực hiện); kim ngạch xuất khẩu tăng thêm khoảng 42,7%, trong đó các ngành hàng quan trọng như gạo, may mặc, da giày có mức tăng xuất khẩu lên tới 65%, 81% và 99% trong cùng giai đoạn...

Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA với các cam kết sâu rộng trong lĩnh vực đầu tư, sẽ giúp hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó thu hút thêm nhiều nhà đầu tư EU đến Việt Nam, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động trong nước. Theo đánh giá, Hiệp định sẽ giúp tăng thêm 146.000 việc làm/năm...

Cú hích cho xuất khẩu nông lâm thủy sản

Theo Bộ Công thương, với việc thực thi EVFTA, sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông lâm thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.

Theo cam kết, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Tiếp đó sau 7 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của ta.

Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại của Việt Nam, EU dành cho ta hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Như vậy, có thể nói 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta ở thời điểm hiện tại.

Bên cạnh đó theo cam kết tại Hiệp định EVFTA, EU sẽ bảo hộ đối với 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm nổi tiếng có tiềm năng xuất khẩu cao như trà Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột v.v, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.

Ngoài ra, Việt Nam và EU cũng áp dụng hạn ngạch thuế thuế quan (HNTQ) đối với một số ít mặt hàng có xuất xứ từ bên kia. Danh mục mặt hàng được hưởng HNTQ và các cam kết cụ thể gồm: Trứng và lòng đỏ trứng gia cầm, tỏi, ngô ngọt, gạo đã xay xát, tinh bột sắn, cá ngừ, surimi, đường và các sản phẩm khác chứa hàm lượng đường cao, nấm, ethanol...

Rau quả nhiệt đới của Việt Nam sẽ có thuận lợi để cạnh tranh sòng phẳng với các nước về thuế khi xuất khẩu sang EU trong thời gian tới. Ảnh: TL.

Rau quả nhiệt đới của Việt Nam sẽ có thuận lợi để cạnh tranh sòng phẳng với các nước về thuế khi xuất khẩu sang EU trong thời gian tới. Ảnh: TL.

Các mặt hàng có xuất xứ được nhập khẩu vào EU nằm trong lượng hạn ngạch nêu trên sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Đối với lượng ngoài hạn ngạch nêu trên, thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng theo các mức trong biểu cam kết của EU quy định.

Đối với ngành hàng rau quả xuất khẩu, việc thực thi Hiệp định EVFTA trước hết sẽ mở ra cơ hội cạnh tranh rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lâu nay, mặt hàng trái cây của chúng ta xuất khẩu sang EU phải chịu mức thuế từ 7-15% (tùy mặt hàng). Khi EVFTA được thực hiện, các mặt hàng trái cây của Việt Nam xuất sang EU sẽ không còn phải chịu thuế (mức thuế về 0%). Điều này sẽ giúp chúng ta có lợi khi cạnh tranh sòng phẳng với các nước, nhất là các mặt hàng trái cây nhiệt đới xuất khẩu vào EU từ các nước Nam Mỹ.

(Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nafoods Group)

Sản phẩm gì của EU sẽ được ưu đãi khi xuất khẩu sang Việt Nam?

 

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ này tương ứng là 98,3% số dòng thuế và 99,8% kim ngạch xuất khẩu của EU. Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng TRQ theo cam kết WTO.

Với một số sản phẩm nông sản, thực phẩm, đồ uống: nhóm mặt hàng rượu vang, rượu mạnh, bia của EU xuất khẩu sang Việt Nam mức thuế nhập khẩu về 0% sau 7 năm với rượu vang, rượu mạnh, sau 10 năm với bia.

Với nhóm mặt hàng thịt lợn, thịt gà: Thuế nhập khẩu sẽ về 0% sau 7 năm với 3 dòng thuế thịt lợn đông lạnh và 9 năm đối với các loại thịt lợn khác. Đối với thịt gà thì lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 10 năm.

Khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 169 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) (chủ yếu là rượu và thực phẩm).

Do các Thành viên EU có truyền thống sản xuất hàng loạt nông sản, thực phẩm có chất lượng đặc trưng theo vùng như rượu vang Bordeaux, pho-mát Mozzarella, giăm bông Parma, v.v, nên EU có chế độ bảo hộ cao đối với GI và rất chú trọng nội dung trong đàm phán các FTA.

Ngành nông nghiệp bám sát EVFTA

Theo Bộ NN-PTNT, cùng với việc đàm phán giữa Việt Nam và EU về Hiệp định EVFTA, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN-PTNT đã sớm chủ động phối hợp với các bộ ngành triển khai các nội dung liên quan tham gia quá trình đàm phán về các lĩnh vực liên quan tới nông nghiệp; xây dựng nhiều điểm mới phù hợp với Hiệp định EVFTA tại các luật như Luật Thủy sản, Luật Lâm nghiệp, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi; tham gia đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản.

Lúa gạo sẽ là ngành có nhiều lợi thế để khai thác thị trường EU khi Hiệp định EVFTA thực thi trong thời gian tới. Ảnh: LHV.

Lúa gạo sẽ là ngành có nhiều lợi thế để khai thác thị trường EU khi Hiệp định EVFTA thực thi trong thời gian tới. Ảnh: LHV.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cũng đã làm đầu mối triển khai tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, bảo tồn và quản lí đàn cá lưỡng cư và di cư; gia nhập Hiệp định về các quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo (khai thác IUU)...

Bộ NN-PTNT cũng đang khẩn trương xây dựng dự thảo để ban hành quyết định về kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA của Bộ NN-PTNT.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo trong thời gian tới, các đơn vị liên quan của Bộ NN-PTNT cần khẩn trương nghiên cứu, có kế hoạch chi tiết nhằm triển khai các nội dung của Hiệp định EVFTA thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trong đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu cần sớm có đánh giá tổng thể để có kế hoạch thực hiện, không chỉ về hoạt động thương mại về nông lâm thủy sản trong khuôn khổ Hiệp định, mà còn nghiên cứu, có kế hoạch triển khai đối với nhiều yếu tố khác như thu hút đầu tư FDI của EU vào nông nghiệp, đầu tư về khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cho ngành nông nghiệp của Việt Nam, cũng như  giải quyết về lao động, việc làm...

Đặc biệt đối với 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam mà EU sẽ bảo hộ theo Hiệp định EVFTA, đây sẽ là cơ hội rất quan trọng, có ý nghĩa rất tích cực đối với sản xuất trong nước, nhất là các sản phẩm OCOP mà Việt Nam đang đẩy mạnh triển khai.

Trước mắt đối với ngành hàng lúa gạo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá EU là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng, với nhu cầu gạo lên tới 2,6-2,7 tiệu tấn/năm.

Vì vậy, việc EU cam kết dành ưu đãi HNTQ cho Việt Nam lượng gạo hạn ngạch là 80.000 tấn/năm (trong đó gạo thơm đã xay xát với lượng hạn ngạch là 30.000 tấn/năm), mặc dù số lượng không lớn nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi đây là thị trường có giá trị cao, đòi hỏi các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc...

Hiện tại, Bộ NN-PTNT đã cơ bản xây dựng xong dự thảo Nghị định Quy định chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU để sớm trình Chính phủ phê duyệt.

Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, đến thời điểm này, các đơn vị của Bộ NN-PTNT đã hoàn tất các thủ tục và đã được phía EU chấp thuận đối với quy trình, thủ tục kiểm tra, xác nhận, cấp chứng nhận truy xuất nguồn gốc đảm bảo đúng giống, đúng vùng trồng theo quy định của Hiệp định EVFTA.

Qua đó, chủ trương sẽ xuất khẩu gạo ưu đãi HNTQ sang EU trong thời gian sớm nhất, với nỗ lực đưa sản lượng xuất khẩu tối đa theo hạn ngạch ngay trong năm 2020 nhằm tạo cú hích khai thác thị trường này trong những năm tới.

https://nongnghiep.vn/hiep-dinh-evfta-xung-luc-cho-nong-nghiep-viet-nam-d270193.html
Theo Lê Bền/nongnghiep.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập378
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm375
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại816,541
  • Tổng lượt truy cập90,879,934
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây