Học tập đạo đức HCM

Xã biên giới thu tiền tỷ từ nuôi trâu vỗ béo

Thứ tư - 31/03/2021 05:58
Xã biên giới Quang Hán, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) tập trung phát triển mô hình nuôi trâu vỗ béo, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho người chăn nuôi.
Mô hình vỗ béo trâu của ông Bế Văn Định, xóm Vững Bền, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Công Hải.

Mô hình vỗ béo trâu của ông Bế Văn Định, xóm Vững Bền, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Công Hải.

Theo chân cán bộ Hội Nông dân xã Quang Hán, chúng tôi đến thăm mô hình vỗ béo trâu của gia đình ông Bế Văn Định, xóm Vững Bền, một trong những hộ đầu tiên mạnh dạn phát triển vỗ béo trâu ở xã, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Định chia sẻ: Năm 2012, thấy nhiều nơi phát triển nuôi trâu vỗ béo bằng cách nuôi nhốt cho hiệu quả cao, nên vợ chồng ông đã mạnh dạn làm chuồng trại tập trung. Thời điểm đó, gia đình còn nhiều khó khăn, phải vay vốn ngân hàng nên chỉ dám nuôi 2 - 3 con/lứa. Chăn chủ yếu bằng rau, chuối nên trâu phát triển chậm, phải 4 tháng mới xuất bán được, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Không nản chí, vợ chồng ông tiếp tục tìm hiểu các thông tin trên ti vi, báo đài về kỹ thuật chăn nuôi trâu vỗ béo rồi áp dụng theo. Ngoài rau, chuối, gia đình đã trồng thêm vài nghìn m2 cỏ voi, sử dụng thêm các loại cám để thay đổi thức thức ăn theo từng ngày nên đàn trâu phát triển nhanh hơn hẳn. Cứ khoảng 2 - 3 tháng xuất bán một lứa.

“Hiện nay, gia đình tôi nuôi trung bình 8 - 10 con trâu/lứa. Mỗi lần xuất bán, mỗi con trâu cho thu lãi trung bình 6 - 8 triệu đồng. Nhiều con trâu dù chỉ mua về được nửa tháng nhưng nếu gặp khách và đúng thời điểm giá cao thì bán luôn cũng có thể cho lãi vài triệu đồng”, ông Định cho biết thêm.

Cũng là một trong những hộ chăn nuôi trâu vỗ béo điển hình ở xã, ông Bế Văn Hội, xóm Bản Niếng mỗi lứa đang vỗ béo 6 con trâu. Từ vỗ béo trâu, mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 100 triệu đồng. Nhờ đó cuộc sống có nhiều đổi thay.

Ông Hội tâm sự: Vỗ béo trâu là nghề cho thu nhập ổn định so với nhiều nghề nông khác nhưng chi phí đầu tư cũng khá cao.

Muốn chăn nuôi hiệu quả phải làm tốt từ khâu chọn giống. Phải chọn con dáng cao to, vai nở, lưng dài. Không mua loại còn non vì thời gian vỗ béo lâu, tốn thức ăn, lợi nhuận thấp, chậm quay vòng vốn. Ông thường đi tìm mua trâu nặng khoảng hơn 4 tạ về vỗ béo, mỗi con đầu tư cũng khoảng 40 triệu đồng.

Ông Bế Văn Hội, xóm Bản Niếng, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh mỗi lứa vỗ béo 6 con trâu. Ảnh: Công Hải.

Ông Bế Văn Hội, xóm Bản Niếng, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh mỗi lứa vỗ béo 6 con trâu. Ảnh: Công Hải.

Theo ông Hội, vỗ béo trâu việc pha trộn thức ăn là khâu quan trọng nhất. Thức ăn bao gồm: cỏ voi xay nhuyễn, rau, chuối, cám... đảm bảo sạch sẽ. Nguồn nước uống cũng được pha thêm các loại muối khoáng cần thiết, tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Ngoài nguồn dinh dưỡng, trong quá trình chăn nuôi, cần quan tâm đến vệ sinh, che chắn chuồng trại, tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ.

Nhiều năm nay, cùng với phát triển cây quýt, xã Quang Hán tuyên truyền người dân đẩy mạnh phát triển vỗ béo trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chỉ đạo các xóm mở rộng diện tích trồng cỏ voi, mỗi năm xã trồng trên 60 ha cỏ voi và nhiều loại cỏ khác.

Toàn xã có hơn 450 hộ nuôi trâu, bò vỗ béo với tổng số hơn 2.000 con, trong đó hơn 90% số hộ vỗ béo trâu. Tập trung nhiều tại các xóm: Vững Bền, Bản Niếng, Pò Mán, Pú Dô, Bản Tám… Trung bình, mỗi hộ nuôi từ 3 - 5 con/lứa, một số hộ vỗ béo từ 8 - 10 con/lứa.

Mỗi con trâu sau 2 - 3 tháng vỗ béo có thể cho thu nhập từ 6 – 8 triệu đồng/con. Ảnh: Công Hải.

Mỗi con trâu sau 2 - 3 tháng vỗ béo có thể cho thu nhập từ 6 – 8 triệu đồng/con. Ảnh: Công Hải.

Ông Hoàng Văn Thiện, Chủ tịch UBND xã Quang Hán cho biết: Người dân trong xã thường chọn vỗ béo trâu vì con trâu tăng trọng lượng nhanh hơn, giá bán lại cao và ổn định hơn con bò. Đa số các hộ vỗ béo trâu tại xã đều đã thoát nghèo, nhiều hộ có thu nhập cao từ 100 - 200 triệu đồng/năm. Thời gian tới, mô hình vỗ béo trâu vẫn là một trong những hướng đi chính để phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu ở địa phương.

https://nongnghiep.vn/xa-bien-gioi-thu-tien-ty-tu-nuoi-trau-vo-beo-d287380.html
Theo Công Hải/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập353
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm346
  • Hôm nay49,325
  • Tháng hiện tại846,023
  • Tổng lượt truy cập90,909,416
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây