Nhiệm kỳ 2013-2018, các điển hình nông dân làm giàu xuất hiện ngày càng nhiều ở tỉnh Kiên Giang. Số hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp đăng ký tăng 30% so nhiệm kỳ trước, có 52.476 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, đạt 265% chỉ tiêu nghị quyết, trong đó, có 156 hộ đạt danh hiệu cấp Trung ương, 2.949 hộ đạt danh hiệu cấp tỉnh, 9.449 hộ đạt danh hiệu cấp huyện và 39.922 hộ đạt danh hiệu cấp xã, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 6,2% năm 2017.
Dân Việt xin gửi đến bạn đọc hình ảnh những “siêu” nông dân ở tỉnh Kiên Giang:
Với mong muốn cung cấp nguồn rau sạch cho người tiêu dùng, anh Huỳnh Thái Lan, chủ cơ sở sản xuất rau thủy canh Thái Lan Farm, xã Giục Tượng (huyện Châu Thành) đã thành công bước đầu với 3.000m2 đất chuyên trồng rau thủy canh trong nhà lưới, doanh thu mỗi năm đạt cả tỷ đồng. (Ảnh: NQ).
Hơn 70 năm qua, khóm Tắc Cậu được trồng trên vùng đất cù lao giữa hai sông Cái Lớn, Cái Bé trên địa bàn các xã Bình An, Vĩnh Hòa Phú và một phần xã Minh Hòa (huyện Châu Thành). Không chỉ là đặc sản xứ Hòn, mà khóm Tắc Cậu là thương hiệu khóm nổi tiếng khắp cả nước nhờ hương vị ngon đặc trưng. (Ảnh: NQ).
Chị Quách Mỹ Hà, ngụ ấp An Thành, xã Bình An (Châu Thành) xếp bánh hoa mai nhân khóm chuẩn bị giao cho khách hàng.
Gia đình chị Đặng Kim Ngân, ngụ ấp Minh Dũng, xã Minh Thuận (U Minh Thượng) thu hoạch gừng. (Ảnh: NQ).
Anh Võ Văn Chí (ấp Phú Hội, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang) làm giàn trồng dưa hấu treo lủng lẳng cho năng suất, chất lượng cao. Cách làm này giúp anh tiết kiệm được diện tích canh tác và tăng lợi nhuận trong sản xuất. Rất nhiều quan khách, nông dân đã tới thăm vườn dưa hấu leo giàn của ông Chí và ai cũng tấm tắc khen ruộng dưa quả treo lủng lẳng đẹp như trong phim ảnh. (Ảnh: NQ).
Nhờ biết tận dụng đất canh tác để sản xuất hợp lý, ông Đào Văn Tương (bìa phải, 51 tuổi, xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) thu lợi nhuận hơn 260 triệu đồng từ mô hình lúa - màu. (Ảnh: NQ).
Sau thời gian đầu còn e dè, đến nay nhiều nông dân trồng rau cần nước ở ấp Kênh 3A, xã Tân Hiệp A (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) đã bỏ dần thói quen canh tác cũ, tiến tới thực hiện quy trình sản xuất sạch, với sản phẩm có chứng nhận và đầu ra ổn định. (Ảnh: NQ).
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã