Học tập đạo đức HCM

Trồng gần 1.000 cây "sâm quý", bán được cả lá, thân, củ với giá cao

Thứ bảy - 25/08/2018 06:22
Do biết cây đinh lăng có nhiều dược tính quý, ông Trần Văn Xuân (ngụ KP.1, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc) đã mạnh dạn trồng gần 1 ngàn gốc. Qua 8 năm chăm sóc, đến nay vườn dược liệu này đến kỳ thu hoạch, hứa hẹn mang về cho gia đình ông khoản thu nhập hơn 500 triệu đồng.

Cây đinh lăng là một loại cây rất đỗi gần gũi đối với người dân nông thôn, nhưng rất ít ai biết được đó chính là một loại sâm quý. Với hàng chục công dụng về chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, phục hồi chức năng đã được khoa học chứng minh, cây đinh lăng của Việt Nam không hề kém cạnh gì so với một số loại sâm quý của Hàn Quốc.

 trong gan 1.000 cay 'sam quy', ban duoc ca la, than, cu voi gia cao hinh anh 1

Ông Trần Văn Xuân (ngụ KP.1, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc) có thu nhập cao từ gần 1 ngàn cây đinh lăng. Ảnh: H. Đình

Do vậy, ông Xuân quyết định trồng đại trà cây dược liệu này. Thời điểm đó do không có điểm cung cấp giống đinh lăng nên ông phải cất công đi xin từng cành nhỏ của người quen để mang về trồng.

Ông Xuân cho biết, cây đinh lăng rất dễ trồng lại không kén đất. Tuy nhiên, cây lại rất mẫn cảm với độ ẩm cao, dễ phát sinh nấm bệnh. Do vậy vườn đinh lăng lúc nào cũng phải đảm bảo thông thoáng. Để có những củ đinh lăng đẹp, khi trồng ông Xuân cày ải cho đất tơi xốp, sử dụng các hom giống nhỏ và trồng theo phương thẳng đứng. Khi cây đinh lăng được 2-3 năm tuổi, ông cắt, tỉa bớt thân để cây nuôi củ.

Ông Xuân cho biết, hiện nay vườn nhà ông có khoảng 1 ngàn gốc cây đinh lăng (loại lá nhỏ), mỗi củ có trọng lượng trung bình khoảng 2kg. Trong thời gian qua đã có nhiều thương lái đến chào mua củ đinh lăng của gia đình ông với giá 300.000 đồng/kg, thân và lá phơi khô giá thu mua cũng từ 35.000 - 50.000 đồng/kg.

Hiện nay đinh lăng không chỉ được người sử dụng cắt lát hoặc ngâm nguyên củ, mà còn được các nghệ nhân điêu khắc, chạm trổ thành nhiều tác phẩm nghệ thuật rất đẹp mắt như: bộ tam đa (phúc, lộc, thọ); cá chép, cóc ngậm tiền... để ngâm rượu với giá trị từ 2-3 triệu đồng/bình rượu. 

 
Theo Hải Đình (Báo Đồng Nai)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập369
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm366
  • Hôm nay41,246
  • Tháng hiện tại837,944
  • Tổng lượt truy cập90,901,337
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây