Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói, trong hơn 20 năm qua Việt Nam luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhưng thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức trung bình thấp so với thế giới. Trong bối cảnh các quốc gia đang quyết liệt đua tranh, nếu muốn thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng hơn 7,5% mỗi năm trong nhiều năm tới. Muốn như thế thì trước hết tất cả mọi người, nhất là những học sinh, sinh viên phải là "người trong cuộc" thay vì chỉ đứng ngoài quan sát, bình phẩm.
Chưa có con số thống kê chính thức nhưng có thể thấy, những năm gần đây, xu thế học sinh, sinh viên ở Quảng Ninh nói riêng, các địa phương khác trong cả nước nói chung đã và đang ngày càng tự khẳng định mình hơn là dựa dẫm, trông chờ vào bố mẹ, người thân tạo cơ hội khởi nghiệp, xin việc làm cho mình. Nhiều trường hợp sinh viên ra trường, có điều kiện tìm cơ hội việc làm ở các cơ quan nhà nước thông qua các mối quan hệ gia đình nhưng đã tự tìm cơ hội việc làm cho mình ở những lĩnh vực ngoài cơ quan nhà nước. Thậm chí, không ít trường hợp quyết bám trụ ở Hà Nội để thử sức mình trong nhiều công việc. Có việc ấy một phần khách quan là ngày nay, hướng xin việc theo kiểu “con ông, cháu cha” đã không còn phù hợp, hiệu quả. Mỗi công chức, viên chức, người lao động bình đẳng có cơ hội mở để khẳng định năng lực, giá trị của mình qua các cuộc thi tuyển vị trí việc làm dù ở cơ quan nhà nước hay đơn vị, doanh nghiệp.
Để khởi nghiệp, như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu ở Ngày hội khởi nghiệp nói trên, với mỗi học sinh, sinh viên một trong những điều tiên quyết là cần có khát vọng khởi nghiệp. Để khởi nghiệp thành công, mỗi học sinh, sinh viên hãy là người đi đầu với khát vọng, khả năng tìm tòi, học hỏi, chấp nhận thách thức... Những thành công lớn nhất đến từ ý tưởng khác biệt và cần phải kiên trì vì thường thành công không có ở ngay từ lần đầu tiên. Với những bạn chưa có ý tưởng khởi nghiệp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắn nhủ không phải sinh viên nào cũng khởi nghiệp bằng một doanh nghiệp mới, một dự án đổi mới sáng tạo. Mỗi người trước tiên cần hoàn thành công việc của mình.
Trong những năm gần đây, công tác đào tạo nghề, khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên đã và đang được tỉnh Quảng Ninh hết sức quan tâm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Nguồn nhân lực chất lượng cao được xác định là nguồn nhân lực có trí tuệ, tay nghề, năng lực vượt trội để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0. Kinh tế - xã hội của Quảng Ninh đang ngày càng phát triển. Tỉnh đang phấn đấu trở thành một thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030. Điều kiện, cơ hội việc làm, cơ hội khởi nghiệp sáng tạo đang có nhiều thuận lợi cho các học sinh, sinh viên ý tưởng khởi nghiệp.
Khởi nghiệp từ đâu? Có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng đến khởi nghiệp và ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên từ công tác đào tạo của các trường nghề, sự liên kết giữa đào tạo và nhu cầu xã hội… nhưng trước hết, với mỗi học sinh, sinh viên, điều cần thiết cho mình trước khi bước vào đời chính là bản thân mỗi người ngoài vững vàng về chuyên môn cần quan tâm nâng cao trình độ ngoại ngữ, các kỹ năng sống cũng như thái độ của công dân toàn cầu bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Đại Dương/https://quangninh.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã