Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 02 giai đoạn được thực hiện khá thành công trong việc áp dụng nuôi tôm qua 02 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1, tôm được ương trong nhà kính có diện tích ≥ 100 m2/ao, độ sâu ≥ 1,5 m, có lắp đặt hệ thống ôxy, xi phông đáy, ao ương được lót bạt hoàn toàn có hệ thống cống xả ra ao nuôi, mái che bằng vải bạt và lưới lan bên trên để giảm nhiệt độ và ổn định môi trường nước, không cho nước mưa vào trong quá trình ương. Ứng dụng quy trình ít thay nước có sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý môi trường ao ương. Mật độ ương là 2.500 con/m2.
Thức ăn được sử dụng chuyên dùng có hàm lượng dinh dưỡng và protein dễ hấp thu cao hơn 50%. Ao ương có che lưới và vải bạt để giảm nhiệt độ và khi thời tiết có mưa sẽ không bị nước mưa rơi vào ao ương, do ao ương có diện tích nhỏ nên dễ quản lý, kiểm soát hiệu quả các yếu tố như thức ăn, thuốc, chế phẩm cũng như các yếu tố môi trường và kiểm soát tình trạng sức khoẻ tôm, nhìn thấy và đánh giá sức khoẻ tôm hằng ngày, bên cạnh có thể tận dụng tối đa đặc tính sinh học của tôm thẻ là khả năng tăng trưởng bù khi gặp điều kiện nuôi tốt hơn.
Giai đoạn 2, giai đoạn nuôi tôm thương phẩm: Được sử dụng con giống lớn, chất lượng, ao được lót bạt đáy hoặc bạt bờ, diện tích từ 1.200 - 1.600 m2/ao. Quạt nước, máy thổi cung cấp khí đáy ao được bố trí hợp lý, tạo dòng chảy trong ao, đảm bảo lượng ôxy hòa tan trong nước luôn duy trì >4 mg/l.
Sau khi ương 30 - 45 ngày tôm đạt trọng lượng từ 800 - 1000 con/kg đưa sang ao nuôi với mật độ từ 150 - 200 con/m2. Ứng dụng quy trình ít thay nước, sử dụng chế phẩm sinh học để quản lý môi trường ao nuôi; các chỉ tiêu môi trường được kiểm tra hàng ngày. Mô hình được người nuôi ứng dụng có hiệu quả. Sau thời gian 60 - 80 ngày tuổi tôm thường đạt sản lượng từ 16 - 18 tấn/ha.
Đây là mô hình nuôi được đánh giá là mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Tính rủi ro của công nghệ thấp, bởi điểm rủi ro thường tập trung ở giai đoạn ao ương, do vậy khi có rủi ro chi phí sản xuất tiêu hao ít và không ảnh hưởng số vụ nuôi trong năm. Chủ động kiểm soát các khâu kỹ thuật trong quy trình nuôi, chất lượng sản phẩm tôm nuôi cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, dễ chấp nhận trên thị trường và có tính cạnh tranh cao./
T.Hiền/https://www.mard.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã