Học tập đạo đức HCM

3 mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ điển hình trong nông nghiệp

Thứ năm - 25/05/2017 04:28
Rau hữu cơ Lương Sơn, thịt lợn hữu cơ Sóc Sơn và bò sữa hữu cơ Trác Văn là ba mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ điển hình được bà con ở một số tỉnh miền Bắc triển khai, góp phần mang đến nguồn sản phẩm sạch, an toàn cho người dùng.

Sản xuất rau hữu cơ tại Lương Sơn, Hòa Bình

Hợp tác xã xóm Mòng, huyện Lương Sơn là vùng sản xuất rau hữu cơ an toàn nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình. Mô hình này được triển khai từ năm 2008 dưới sự kết hợp của nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Để tham gia dự án, nông dân phải trải qua đợt tập huấn kéo dài 3 tháng về phương pháp trồng và cách chăm sóc rau hữu cơ.

polyad

Bắt sâu bằng tay tại ruộng rau hữu cơ Lương Sơn. Ảnh: Bizmedia.

Giống rau mà bà con sử dụng được cung cấp từ trung tâm giống cây trồng của tỉnh Hòa Bình. Tham gia vào mô hình này, bà con không được phép sử dụng các loại hóa chất để bón, tưới cho rau, đồng thời, bón phân chuồng ủ hoai mục thay cho phân hóa học. Để phòng trừ sâu bọ, người dân sử dụng các biện pháp truyền thống như bắt sâu bằng tay hoặc pha chế thuốc bảo vệ thực vật từ nhiều loại thảo mộc như gừng, tỏi, ớt rồi ngâm với rượu để phun xịt.

Sản phẩm rau hữu cơ của hợp tác xã Lương Sơn đã được cấp chứng nhận PGS - hệ thống bảo đảm dựa vào sự tham gia của các tổ chức và con người có liên quan trực tiếp vào chuỗi cung cấp hữu cơ. Với diện tích trồng 20 ha, các tổ sản xuất tại đây cung cấp khoảng 15 tấn rau sạch mỗi năm cho thị trường.

Thịt lợn hữu cơ Sóc Sơn, Hà Nội

Tại trang trại Bảo Châu, Sóc Sơn, Hà Nội, đàn lợn được nuôi theo phương pháp hữu cơ, kết hợp công nghệ vi sinh hữu hiệu E.M của Nhật Bản. Người dân chăn nuôi theo quy trình đảm bảo "3 không" là không thức ăn có nguồn gốc từ động vật, không kháng sinh và không chất cấm trong chăn nuôi.

polyad

Đàn lợn tại trang trại hữu cơ Bảo Châu. Ảnh: Bizmedia.

Công nghệ vi sinh hữu hiệu E.M được đưa vào quá trình sản xuất thức ăn, làm đệm lót sinh học trong chuồng trại, giúp người nuôi quản lý các yếu tố về môi trường, dịch bệnh. Cụ thể, toàn bộ thức ăn cho đàn được chế biến từ những nguyên liệu tự nhiên như cám gạo, đậu tương, ngô trộn với chế phẩm E.M, sau đó ủ lên men. Thức ăn này chứa các enzym có lợi cho hệ tiêu hóa của lợn, giúp hạn chế tối đa các loại bệnh về đường ruột, đồng thời tăng sức đề kháng.

Bên cạnh đó, toàn bộ nền chuồng, trại được trải bằng lớp mùn cưa có tưới chế phẩm E.M, giúp thấm hút và phân hủy các chất thải. Đối với nền chuồng này, lợn có thể ủi, dũi mà không sợ bị nhiễm bẩn. Ngoài ra, mật độ cá thể trong chuồng nuôi phải tuân thủ quy định, đảm bảo lợn có không gian vận động nhằm tăng sức đề kháng và cho thịt chắc hơn.

Khi đạt trọng lượng hơn 100 kg, lợn sẽ được đem tới khu giết mổ riêng biệt và đưa vào nhà mát từ 0 đến 5 độ C trong vòng 6 giờ sau khi giết mổ. Quá trình này làm giảm độ pH từ 7.5 xuống 5.5, giúp đảm bảo chất lượng thịt. Sau đó, thịt lợn được hút chân không và cấp đông ở âm 20 độ C nhằm bảo quản thịt trong thời gian dài.

Nuôi bò sữa hữu cơ Trác Văn, Hà Nam

Những năm gần đây, người dân ở xã Trác Văn, Duy Tiên, Hà Nam đã áp dụng tiêu chí "5 không" trong chăn nuôi bò sữa. Cụ thể là không cám công nghiệp, không thức ăn biến đổi gen, không chất kích thích tăng sữa, không chất bảo quản và không tồn dư kháng sinh.

polyad

Bò sữa được tự do nô đùa tại trang trại. Ảnh: Bizmedia.

Khẩu phần ăn của bò gồm 80% là thức ăn tươi xanh lấy từ các loại cỏ tự nhiên và thân, bắp ngô được ủ yếm khí; 20% còn lại là thức ăn tinh như bột ngô, bột đậu tương, cám gạo. Chế độ này giúp hệ tiêu hóa của bò hoạt động tốt hơn, đồng thời tăng sản lượng và chất lượng sữa.

 

Hàng tuần, trang trại đều được phun enzym khử trùng một lần, nhằm hạn chế nguồn bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe của bò. Ngoài ra, đàn bò thường xuyên được tắm chải, nghe nhạc, chạy nhảy để giữ tinh thần thoải mái và cho ra lượng sữa tốt nhất. Mỗi năm, trang trại bò sữa tại Trác Văn cung cấp 2 triệu lít sữa cho thị trường Hà Nam và Hà Nội.

Theo Như Quỳnh/vnexpress.net

 Tags: hữu cơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập268
  • Hôm nay46,241
  • Tháng hiện tại704,310
  • Tổng lượt truy cập90,767,703
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây