Quang cảnh buổi gặp gỡ. |
Sau 4 năm triển khai, Chương trình OCOP Quảng Ninh đạt được nhiều kết quả quan trọng. Toàn tỉnh đã có 215 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất tham gia, tổng vốn đăng ký trên 250 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 2.500 lao động địa phương. Đến nay, Quảng Ninh có gần 300 sản phẩm OCOP, trong đó: 85 sản phẩm đạt từ 3-5 sao.
Lãnh đạo Sở Công Thương giới thiệu một số kênh tiêu thụ sản phẩm. |
Hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông sản, thời gian qua, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức thành công các kỳ hội chợ OCOP Quảng Ninh; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất tham gia triển lãm, trưng bày, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài nước, như: Hội chợ Thương mại ASEAN - Trung Quốc, Hội chợ quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam…
Đáng chú ý, năm 2017, lần đầu tiên, Sở Công Thương đã tổ chức Tuần kết nối tiêu dùng sản phẩm OCOP. Tại tuần kết nối, Sở Công Thương và Tập đoàn Central Group Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP tại hệ thống Big C trong cả nước. Đây là một trong những hoạt động cụ thể hóa các mục tiêu của Chương trình OCOP, giai đoạn 2017-2020. Các hoạt động này đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP tìm kiếm thị trường, mở rộng tiêu thụ, tiếp cận gần hơn với người tiêu dung.
Đại diện doanh nghiệp kiến nghị việc hỗ trợ xúc tiến thương mại thị trường nước ngoài. |
Tại buổi gặp gỡ, lãnh đạo Sở Công Thương cùng các phòng, ban chuyên môn đã lắng nghe, giải đáp nhiều câu hỏi, kiến nghị của doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP liên quan đến hỗ trợ xúc tiến thương mại, quy hoạch hạ tầng, thành lập trung tâm phân phối...
Cũng trong buổi gặp gỡ, các đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP đã được Công ty Bưu điện Quảng Ninh giới thiệu Sàn thương mại điện tử Đặc sản Việt Nam (badasa.com.vn); phổ biến ứng dụng tem điện tử thông minh (VNPT Check) trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP. Thông qua đó, giúp các đơn vị cung cấp tới người tiêu dùng các thông tin về sản phẩm như: Nguồn gốc, đặc điểm, chủng loại, giá bán, doanh nghiệp sản xuất.
Hầu hết các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất tham gia buổi gặp gỡ đều cho rằng, hoạt động trong Chương trình Cafe Doanh nhân đã cho thấy sự quan tâm sát sao của ngành Công Thương nói riêng và các sở, ngành, đơn vị nói chung trong việc hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, hình thành hệ thống phân phối bền vững, khẳng định chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Tác giả bài viết: Cao Quỳnh
Nguồn tin: baoquangninh.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã