Người dân TP Hạ Long tham quan, mua sắm sản phẩm tại Tuần kết nối tiêu dùng sản phẩm OCOP Quảng Ninh, tháng 10. Ảnh: Quỳnh Hoa |
Đồng thời, sự kiện được kỳ vọng giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ dân sản xuất các sản phẩm OCOP cải tiến và nâng cao mẫu mã, bao bì sản phẩm mang tính chuyên nghiệp phù hợp với xu thế thị trường và kênh phân phối bán lẻ hiện đại, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm an toàn của người dân.
Theo đó, các Tuần kết nối tiêu dùng sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẽ được tổ chức liên tục vào tuần cuối của tháng. Mỗi kỳ tổ chức Tuần kết nối thường có khoảng 30 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP của các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất trên địa bàn, sản phẩm đặc trưng của các địa phương trong tỉnh.
Theo đại diện Sở Công Thương: Tuần kết nối tiêu dùng sản phẩm OCOP Quảng Ninh là chuỗi sự kiện nhằm xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm OCOP Quảng Ninh do ban điều hành OCOP tỉnh chỉ đạo tổ chức trong năm 2017 với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP Quảng Ninh đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm ra thị trường; kết nối tiêu thụ với các kênh siêu thị hiện đại, như: Big C Hạ Long và một số siêu thị trên địa bàn, các kênh trung tâm thương mại, trung tâm OCOP tỉnh… Từ đó tạo động lực để cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm theo hướng chuyên nghiệp và phù hợp với xu thế thị trường; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hệ thống kênh phân phối hiện đại.
Đến nay, Quảng Ninh đã tổ chức được 3 Tuần kết nối tiêu dùng sản phẩm OCOP (tháng 9, 10 và 11), thu hút hàng nghìn lượt người dân tới tham quan, mua sắm. Tổng doanh thu của các gian hàng trong mỗi Tuần kết nối đạt trên 1 tỷ đồng. Điều này đã khẳng định được sự thành công của chương trình và thể hiện được hướng đi đúng của tỉnh trong việc triển khai các giải pháp hỗ trợ cho sản phẩm OCOP. Đồng thời cũng khẳng định được uy tín, chất lượng của các sản phẩm OCOP đối với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong Tuần kết nối thứ 3 được tổ chức vào cuối tháng 11 vừa qua đã để lại nhiều "hạt sạn" trong mắt người tiêu dùng. Nhiều khách hàng đã phàn nàn với chúng tôi về chất lượng hàng hóa, về nguồn gốc các sản phẩm không đúng với thương hiệu đã công bố. Đơn cử, nhiều người dân nghi ngờ sản phẩm ổi Hoành Bồ có nguồn gốc từ các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương. Theo một người dân cho biết, họ chứng kiến xe tải mang biển số của tỉnh Hải Dương chở đầy ổi giao cho các gian hàng của huyện Hoành Bồ, và trở thành ổi Hoành Bồ qua giới thiệu của chủ hàng với người mua, bản thân các lái xe cũng thừa nhận ổi này được chở từ Hải Dương về.!?
Bên cạnh đó giá cả hàng hóa cũng không thống nhất, cùng một sản phẩm nhưng bán ở Hội chợ OCOP và Tuần kết nối khác nhau gây nghi ngờ cho người tiêu dùng.
Người dân đón nhận sản phẩm OCOP là vì tin tưởng vào chất lượng, uy tín của thương hiệu, nhưng nếu chúng ta lợi dụng lòng tin đó để trà trộn đưa vào những sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm mạo danh thì sớm muộn cũng bị người dân phát hiện, tẩy chay. Xây dựng được thương hiệu đã khó, giữ uy tín lâu bền cho thương hiệu càng khó hơn. Vì vậy để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, chương trình “Tuần kết nối tiêu dùng sản phẩm OCOP” phát huy hiệu quả, cơ quan quản lý, đơn vị tổ chức chương trình cần có biện pháp kiểm tra, giám sát và làm rõ những vấn đề người dân phản ánh để kịp thời chấn chỉnh các đơn vị, doanh nghiệp tham gia bán hàng.
Tác giả bài viết: Đặng Nhung
Nguồn tin: baoquangninh.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã