Là thông tin được cung cấp tại buổi báo cáo phân tích xu hướng công nghệ, chủ đề Sản xuất nông nghiệp hữu cơ có chứng nhận trong chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ do Trung tâm Thông tin và Thống kê KHCN TP.HCM tổ chức vào sáng 28/10/2016 tại 79 Trương Định, Quận 1, TP.HCM. Tham gia sự kiện có trên 80 đại biểu từ các viện trường, sở ngành, cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp tại TP.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam tham dự.
Theo báo cáo của TS. Lê Quý Kha - Phó viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, năm 2015 trên thế giới đã có 87 quốc gia, vùng lãnh thổ có quy định về nông nghiệp hữu cơ (NNHC), 784 liên doanh liên kết với Liên đoàn Quốc tế về NNHC tại 117 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Số liệu năm 2014 cho thấy, đất dành cho NNHC là 43,7 triệu ha, sản phẩm NNHC đạt 80 tỷ USD.
Cũng theo TS. Lê Quý Kha, Việt Nam hiện có 220 ha ngũ cốc hữu cơ, 2.300 ha cacao hữu cơ, 151 ha rau hữu cơ. Tuy là nước xuất khẩu cà phê thứ hạng nhất nhì thế giới, nhưng Việt Nam lại chưa có cà phê hữu cơ. Các loại đậu hạt, cây ăn quả, cấy có dầu khác vốn là thế mạnh của Việt Nam cũng chưa được sản xuất theo dạnh hữu cơ. Đây là một nội dung cần được quan tâm, do NNHC có thể tăng năng suất gấp đôi cho 80% sản xuất tại các quốc gia đang phát triển, bảo đảm an ninh lương thực trên toàn cầu; là một phương thức rẻ, thích hợp và hiệu quả để giảm bớt sự đói nghèo và rất thích hợp với Việt Nam vì đa số nông dân canh tác theo quy mô nhỏ.
Tiến sỹ Kha cho rằng, nội dung quan trọng trong sản xuất NNHC không phải là vấn đề kỹ thuật, mà chủ yếu là ở việc tổ chức sản xuất, quản lý chuỗi sản phẩm và tiêu thụ với giá mà nông dân chấp nhận được. Muốn như vậy, phải có hệ thống cấp chứng chỉ, tiêu chuẩn đảm bảo; tăng cường sự quan tâm của cộng đồng; Nhà nước cần hoàn thiện chính sách thúc đẩy sản xuất NNHC như giao đất; tín dụng với lãi suất ưu đãi cho DN sản xuất hữu cơ,…
Đóng góp vào các nội dung báo cáo, TS. Nguyễn Công Thành cho biết, hệ thống sản xuất lúa - tôm ở ĐBSCL có những đặc điểm lợi ích tương hỗ, là điều kiện quan trọng hình thành vùng sản xuất lúa hữu cơ. Đến nay, diện tích lúa - tôm đã lên đến 152,9 ngàn ha, tăng 2,5 lần so với năm 2000. Kiên Giang 77,86 ngàn ha, Cà Mau 42 ngàn ha, Bạc Liêu trên 29,4 ngàn ha, Trà Vinh 10 ngàn ha. Thấp nhất là Long An, chỉ với 500 ha. Đối với tiêu, sản xuất theo hướng hữu cơ đã được nhiều tỉnh Đông Nam Bộ thực hiện có kết quả tốt, năng suất ổn định và ít sâu bệnh hại, một số nơi năng suất bình quân đạt 4 tấn/ha. Về bưởi da xanh, nhiều doanh nghiệp phối hợp nông dân tổ chức liên kết sản xuất – tiêu thụ hướng hữu cơ. Cây điều cũng là một đối tượng của NNHC tại Bình Phước, Bình Thuận,...
Trong khuôn khổ sự kiện, Công ty TNHH Eco Tiger đã giới thiệu một ví dụ thực tiễn trong vận dụng mô hình liên kết 4 nhà (Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà Nông và Nhà doanh nghiệp) vào sản xuất lúa theo NNHC tại huyện Châu Thành (Trà Vinh).
Nguồn: Techport.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã