Học tập đạo đức HCM

Nhà nông Yên Nghĩa trồng rau đạt chuẩn OCOP, không phải đi chợ mà vẫn bán giá cao

Thứ hai - 13/07/2020 18:52
Yên Nghĩa là vùng rau truyền thống lâu đời của quận Hà Đông (Hà Nội). Năm 2019, các thành viên HTX Dịch vụ Tổng hợp Hoà Bình (tổ 14, phường Yên Nghĩa), đã có các sản phẩm rau mồng tơi, su hào, cải mơ, bắp cải, đậu trạch, cà chua, đạt OCOP 3 sao.

Năm 2020, HTX tiếp tục đăng ký OCOP 4 sao, với 4 sản phẩm: Rau muống, rau ngót, đậu đũa, súp lơ.

Hướng tới OCOP 4 sao

Bà Nguyễn Thị Bình (tổ 15, phường Yên Nghĩa) cho biết, cũng như bà con vùng bãi ven sông Đáy, gia đình bà tham gia trồng rau từ nhiều đời nay. Trước đây, thế hệ cha ông của bà vẫn canh tác rau theo lối truyền thống, bón phân chuồng ủ hoai mục, tưới nước sạch sông Đáy. Tuy nhiên, vài chục năm trở lại đây, nước sông Đáy ngày càng ô nhiễm nặng, không thể dùng để tưới rau được.

Rau Yên Nghĩa hướng tới OCOP 4 sao - Ảnh 1.

Người dân phường Yên Nghĩa chăm sóc cà chua.

Vì vậy, năm 2008, để cứu vùng rau truyền thống, quận Hà Đông đã đầu tư hệ thống nước sạch để sản xuất rau an toàn (RAT). Cũng từ đây, bà đã chuyên tâm sản xuất rau sạch cho đến nay. Theo đó, gia đình bà Bình có 7 sào rau ở bãi sông Đáy, bao gồm: Mướp đắng, mướp hương, rau ngót, rau dền, mồng tơi, đậu trạch.

Hiện HTX Dịch vụ Tổng hợp Hoà Bình thu mua khoảng 60 – 70% lượng rau của bà Bình, còn lại gia đình bà bán ở chợ hoặc cho khách quen đặt hàng thường xuyên. Bình quân 1 ngày gia đình bà Bình tiêu thụ 1 tạ rau củ quả các loại, thu 700.000 - 800.000 đồng, trừ chi phí còn lãi ròng 10 - 15 triệu đồng/tháng.

Cũng như bà Bình, ông Nguyễn Hữu Trung (tổ dân phố 16, phường Yên Nghĩa) cho biết, gia đình ông trồng rau từ năm 2008 - 2009 đến nay, với diện tích 4 sào. Trong đó, rau VietGAP khoảng 1 sào, còn lại là rau an toàn. Ông chủ yếu canh tác các loại rau ăn lá như: Cải mơ, cải ngồng, cải ngọt, rau lang, rau ngót, mồng tơi. Đầu ra, khá thông thoáng, trong đó HTX thu mua khoảng 20%, còn lại bán cho thương lái đến lấy tại ruộng; rau VietGAP thu mua cao hơn rau an toàn 1.000 đồng/kg.

Rau Yên Nghĩa hướng tới OCOP 4 sao - Ảnh 2.

Xã viên Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Hòa Bình (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông) sơ chế, đóng gói sản phẩm rau an toàn. Ảnh: Trần Lê

"Để sản xuất thành công rau hữu cơ, HTX đang nghiên cứu các chế phẩm vi sinh vật có lợi để làm phân bón, và đã cho bà con thử nghiệm trên đồng ruộng từ tháng 5/2020 đến nay".

Ông Trương Văn Vĩnh

Bình quân, mỗi ngày gia đình ông Trung thu hoạch 1 tạ rau, 1 tháng 30 tạ, thu được khoảng 30.000.000 đồng/tháng, trừ chi phí lãi ròng trên dưới 15 triệu đồng/tháng.

Ông Trương Văn Vĩnh - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Dịch vụ Tổng hợp Hoà Bình, cho biết: "HTX có 500 thành viên, với tổng diện tích rau 50ha, trong đó có 11ha đạt tiêu chuẩn VietGAP. HTX thu mua rau VietGAP cao hơn rau thường 1.000 đồng/kg, bà con không phải đi chợ".

Chính quyền tích cực hỗ trợ

Ông Nguyễn Bá Tiến - Phó Chủ tịch UBND phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, cho biết: "HTX Hoà Bình lúc mới đi vào hoạt động, gặp rất nhiều khó khăn, từ tổ chức chỉ đạo nông dân sản xuất, đến tìm đầu ra cho sản phẩm. Song, với nỗ lực của các cấp lãnh đạo phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, của ban lãnh đạo và thành viên HTX nên HTX đã từng bước tạo được niềm tin cho người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. 

Đặc biệt, năm 2017 quận Hà Đông đã giao cho HTX tổ chức mô hình chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đầu tiên tại chợ Hà Đông. Đồng thời, giúp HTX giới thiệu và đưa rau an toàn vào hệ thống trường học trên địa bàn quận. Hiện, HTX Hoà Bình là đối tác của 30 trường học mầm non trên địa bàn Hà Đông".

Ngoài ra, ông Tiến còn cho biết thêm, năm 2018, HTX cũng đang trong quá trình hợp tác, liên kết sản xuất với các vùng canh tác hữu cơ lân cận, để tăng năng lực sản xuất và cung ứng rau củ quả. Đặc biệt, HTX Dịch vụ tổng hợp Hòa Bình đã tích cực cải tạo cảnh quan, xây dựng các quy trình hướng dẫn trải nghiệm giáo dục nông nghiệp dành cho học sinh...

Ông Trương Văn Vĩnh - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Hoà Bình cho hay, HTX đang từng bước sản xuất rau theo hướng hữu cơ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 

https://danviet.vn/nha-nong-yen-nghia-trong-rau-dat-chuan-ocop-khong-phai-di-cho-ma-van-ban-gia-cao-20200712173821169.htm

Theo Dương An Như/danviet.vn




 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay36,116
  • Tháng hiện tại117,830
  • Tổng lượt truy cập91,291,559
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây