Sản phẩm Tuyết Sơn Trà Suối Giàng đã được công nhận sản phẩm OCOP hạng 4 sao.
Huyện Yên Bình có 1.700 ha cây ăn quả, trong đó có trên 600 ha bưởi Đại Minh, tập trung chủ yếu ở 2 xã Đại Minh và Hán Đà. Bắt đầu thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap từ năm 2010, năng suất bưởi Đại Minh đã tăng lên rõ rệt, từ 10 tấn/ha năm 2010 lên 24 tấn/ha năm 2018; doanh thu từ bưởi tăng nhanh từ 14 tỷ đồng năm 2010 lên 70 tỷ đồng năm 2018.
Từ năm 2018, huyện Yên Bình tiếp tục triển khai Dự án Khoa học công nghệ "Nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưởi Đại Minh đạt tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái" trên diện tích 20ha bưởi. Đến cuối năm 2019 bưởi Đại Minh được công nhận sản phẩm OCOP hạng 4 sao.
Năm 2019, hộ gia đình ông Nguyễn Kim Giao đã mạnh dạn trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGap cùng 159 hộ dân trong HTX. Ông Giao cho biết: “Trước đây gia đình ông chỉ trồng bưởi đơn thuần, sau khi tham gia chuỗi sản xuất sạch hữu cơ, giá trị từ cây bưởi được nâng cao hơn, rễ cây khỏe hơn, mẫu mã quả bưởi tốt hơn, quả bưởi để được lâu hơn, sản phẩm được doanh nghiệp bao tiêu phân phố tại các siêu thị trong nước”. Với 250 cây bưởi trong vườn, mỗi năm gia đình ông thu nhập gần 200 triệu đồng, từ đó mà cuộc sống gia đình ông rất khấm khá.
Ông Nguyễn Lê Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: Hiện tại, huyện Yên Bình đã xây dựng được 5 chuỗi giá trị, 3 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tập trung vào sản phẩm chủ lực, đặc sản, hữu cơ như: cá Hồ Thác Bà, Bưởi Đại Minh, Gạo Bạch Hà. Từ các sản phẩm độc đáo trên, người dân trong huyện có điều kiện làm kinh tế, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa; tỷ lệ hộ nghèo giảm hằng năm bình quân 4%, mỗi năm giải quyết được hơn 2.000 việc làm mới, 10/22 số xã trong huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới.
Tại xã Đào Thịnh huyện Trấn Yên, sản phẩm quế điếu đạt sản phẩm OCOP hạng 4 sao hiện đã được xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật Bản, Ấn Độ. HTX Quế hồi Đào Thịnh sau hơn hai năm thực hiện liên kết với nông dân, diện tích quế hữu từ 1,5ha nay đã trở thành vùng nguyên liệu với hơn 500ha. Các sản phẩm từ quế của người dân được HTX bao tiêu toàn bộ sản phẩm; giá cũng tăng 20% so giá thị trường. Các kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từ đó thu nhập bình quân của 150 lao động đạt 6 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2020, tỉnh Yên Bái đã xác định chủ thể và tên 70 sản phẩm để đạt tiêu chuẩn OCOP. Đây là điều kiện tốt để vừa gắn tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở miền núi, vừa tạo ra các sản phẩm hữu ích, đặc trưng, có giá trị kinh tế cao, đem lại lợi ích cho người dân. Các sản phẩm OCOP của Yên Bái sẽ đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân địa phương, góp phần đẩy nhanh cái nghèo, cái đói lùi xa.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã