Học tập đạo đức HCM

Sản phẩm OCOP vững vàng trước đại dịch Covid-19

Thứ tư - 08/09/2021 01:14
Dù ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, song Công ty TNHH Thực phẩm Sovi đã có nhiều giải pháp trong sản xuất - kinh doanh, nỗ lực đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua các sàn thương mại điện tử, hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch…

Thêm nữa, sản phẩm cá mòi kho của Sovi đã được công nhận OCOP 4 sao nên việc tiêu thụ cũng thuận lợi. Nhờ có chỗ đứng trên thị trường, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp vẫn đạt hàng chục tỷ đồng.

cá-mòi-8.jpgSản phẩm cá mòi kho của Công ty Sovi được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao.
 

 Khởi nghiệp từ món cá mòi kho

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê, ngay từ nhỏ, Giám đốc Công ty TNHH  Thực phẩm Sovi Lê Tiến Việt (xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng) đã rất yêu thích món cá mòi kho đặc sản quê hương. Bao năm đi học xa nhà, dù được tiếp cận nhiều món ăn ở các địa phương, nhưng hương vị đặc trưng từ món cá kho quê nhà khiến anh nhớ mãi.

Rời ghế nhà trường, Việt thử sức với nhiều công việc khác nhau. Trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp của Nhật Bản, anh có cơ hội tiếp xúc và học được nhiều nét đẹp văn hóa của người Nhật.

Việt kể, đối với người Nhật, họ luôn nghĩ đến việc phải làm ra cái gì để mang đi tiêu thụ, vì vậy, ở Nhật Bản, có nhiều sản phẩm mang tính địa phương, điển hình là bánh Mochi được bán rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam cũng vậy, có bánh Pía, kẹo dừa, bánh đậu xanh…, đó là những sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương. Hải Phòng cũng là địa phương có nhiều món ăn ngon, nhưng các sản phẩm chưa được đầu tư đúng hướng nên chưa có cơ hội tiến xa.

“Hơn nữa, ngày nay xã hội phát triển, người phụ nữ cũng có sự nghiệp, gần như họ ít có thời gian cho việc bếp núc. Từ đó, tôi có suy nghĩ phát triển sản phẩm của quê hương để phục vụ bữa ăn gia đình, đồng hành cùng người nội trợ giảm thời gian vào bếp mà vẫn có món ăn ngon, giàu dinh dưỡng”,  anh Việt cho biết thêm.

Mang theo những trăn trở đó, năm 2015, Việt về quê lập nghiệp với món cá mòi kho làng chài trên chính mảnh đất của gia đình cùng với sự động viên, giúp sức của mọi người.

Quê anh nằm ở vùng cửa sông Văn Úc và ven biển Đồ Sơn, các tàu đánh cá đi về trong ngày, không phải bảo quản phức tạp mà cá vẫn tươi ngon. Sau khi thu mua, cá được chế biến theo phương thức thủ công với quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh, giữ được hương vị với bí quyết riêng.

Những ngày đầu lập nghiệp, quả thật không đơn giản với anh, làm ra sản phẩm đã khó nhưng chưa khó bằng phải lăn lộn trên thị trường, mang sản phẩm đi chào bán tại các siêu thị, cửa hàng lớn nhỏ trong và ngoài thành phố.

Những khó khăn thuở đầu bắt tay vào việc kinh doanh vẫn được Việt nhớ như in. Anh kể, xưởng sản xuất vừa đi vào hoạt động chưa bao lâu thì xảy ra vụ việc ô nhiễm môi trường biển ở miền Trung nên người tiêu dùng gần như tẩy chay với cá biển; sau đó là bị ăn cắp hình ảnh và cạnh tranh không lành mạnh từ các cơ sở nhỏ lẻ khác làm ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu. Sau dần, nhờ qua truyền thông, mạng internet và chất lượng từ sản phẩm cá mòi kho nên người tiêu dùng dần tìm mua và tin dùng, đặc biệt là khách hàng “sành ăn”, họ luôn tin yêu sản phẩm của người Việt.

Thu nhập vẫn khủng dù đại dịch 

Việt cho biết: Có lúc vào các dịp lễ, Tết Nguyên đán, công ty bị quá tải đơn hàng so với năng lực sản xuất, phải hủy nhiều đơn hàng. Vì vậy, để phát triển quy mô, chiếm lĩnh thị trường, công ty cũng linh hoạt, kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường, có chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài.

Theo Việt, khi thương hiệu sản phẩm cá mòi làng chài và các sản phẩm từ cá được nhiều người đón nhận và rộng đường bước chân vào hệ thống các siêu thị BigC, Vinmart, Aeon Mall, hệ thống của hàng thực phẩm sạch trên cả nước, thì đầu năm 2019, công ty bắt đầu đưa sản phẩm lên bán tại các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee, F24… và các kênh bán thực phẩm online.

Bước sang năm 2020, nhất là năm 2021, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, sức tiêu thụ các sản phẩm của công ty cũng bị giảm sút do một số kênh bán hàng tại các khu du lịch, trạm dừng nghỉ, nhà hàng… dừng hoạt động. Nhưng do đã chuẩn bị từ trước nên sản phẩm của chúng tôi vẫn tiêu thụ tốt, nhất là trên các sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, thời gian dịch bệnh này, người dân TP. Hồ Chí Minh đặt sản phẩm của công ty rất nhiều.

Hiện nay, bên cạnh sản phẩm cá mòi kho, công ty của Việt còn phát triển thêm các sản phẩm như cá basa, cá ngừ, cá mối… Các sản phẩm đều đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và được đăng ký bản quyền.

Bằng tình yêu, sự nỗ lực trong việc phát triển sản phẩm truyền thống của quê hương, mong muốn đưa sản phẩm đến các bữa ăn của người Việt, sản phẩm cá của Công ty TNHH Thực phẩm Sovi dần có chỗ đứng trên thị trường trong nước. Doanh thu của công ty tăng qua các năm, bình quân mỗi tháng xuất bán ra thị trường trên 100 tấn cá các loại/, trừ chi phí, công ty thu lãi 20-30 tỷ đồng/năm.

untitled-1.jpgCác khâu chế biến cá luôn được làm tỉ mỉ, cẩn trọng. Sản phẩm được đóng hộp cẩn thận, đảm bảo tính vệ sinh an toàn thực phẩm mà vẫn giữ được chất lượng.

Hành trình đưa sản phẩm đặc sản mang nét đặc trưng của người dân vùng biển Hải Phòng có chỗ đứng trên thị trường quả là không đơn giản. Trong hành trình ấy, bước đầu đã có kết quả xứng đáng, khi năm 2019, sản phẩm “cá mòi kho làng chài” của công ty là 1 trong 12 sản phẩm được UBND TP. Hải Phòng công nhận và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao. Năm nay, công ty tiếp tục đăng ký tham gia sản phẩm OCOP với các sản phẩm từ cá basa, cá ngừ và cá mối.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn tiếp theo. Để có thêm nhiều sản phẩm OCOP, thành phố đã có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể tham gia OCOP ứng dụng cộng nghệ cao, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm... để sản phẩm OCOP như sản phẩm “cá mòi kho làng chài” luôn có “chỗ đứng” vững chắc trên thị trường.

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

https://kinhtenongthon.vn/san-pham-ocop-vung-vang-truoc-dai-dich-covid-19-post45282.html
Theo  Phạm Trang/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập159
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm153
  • Hôm nay41,983
  • Tháng hiện tại700,052
  • Tổng lượt truy cập90,763,445
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây