Qua kiểm tra thực tế mới đây của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận ở huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và nắm tình hình ở các địa phương có trồng thanh long trong tỉnh, cho thấy công tác chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long ở nhiều địa phương nhất là cấp xã làm chưa tốt, chưa tập trung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân thực hiện.
Nhiều hộ dân trồng thanh long còn tâm lý chủ quan, chưa nhận rõ tác hại của việc tái nhiễm bệnh đốm nâu nên chưa tích cực vệ sinh vườn, chặt tỉa cành già, cành bị bệnh để ủ tiêu diệt bào tử nấm. Nguy hiểm hơn là khi vào mùa mưa là vụ chính của thanh long, giá cả thấp, người dân không quan tâm đầu tư chăm sóc nên bệnh đốm nâu phát triển với tốc độ rất nhanh.
Biện pháp cấp bách hiện nay, là các địa phương có thanh long nhất là huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam khẩn trương vào cuộc, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu tại địa phương mình; phân công các phòng ban của huyện phối hợp với các đoàn thể bám sát các xã, nhất là nơi bị nhiễm bệnh nhiều để chỉ đạo, kiểm tra.
Đồng thời chỉ đạo các xã tập trung tuyên truyền vận động theo tổ thanh long VietGAP, theo nhóm hộ để tổ chức khoanh vùng, đồng loạt ra quân làm vệ sinh vườn, thu gom cành trái bị nhiễm bệnh để ủ tiêu hủy bào tử nấm và áp dụng các biện pháp bón phân, tưới nước, né chồi, lấy chồi và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hỗ trợ phòng trừ bệnh đúng cách theo hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan bảo vệ thực vật.
Ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh cần chỉ đạo, phân công các đơn vị trực thuộc như Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư, Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long, Chi cục Bảo vệ thực vật, Phòng Nông nghiệp sở phối hợp với các ban ngành huyện trực tiếp bám sát các xã của Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam để tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân triển khai thực hiện các quy trình, biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh theo đúng quy định.
Mặt khác Sở Nông nghiệp và PTNT cần thường xuyên liên hệ với các cơ quan, tổ chức khoa học của Bộ Nông nghiệp PTNT để kịp thời cập nhật, phổ biến, hướng dẫn bổ sung các biện pháp kỹ thuật, nhất là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hỗ trợ cho công tác phòng trừ dịch bệnh để người dân thực hiện. Đồng thời cần tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát xử lý kịp thời các trường hợp quảng cáo, bán thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh đốm nâu không đúng quy định, không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho nông dân và khó khăn trong chỉ đạo điều hành của địa phương.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã