Học tập đạo đức HCM

Chất phụ gia thủy sản: Bao giờ được quan tâm đúng mực?

Thứ ba - 01/04/2014 02:48
Chất phụ gia đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nó góp phần quan trọng trong việc phát triển bền vững và đem lại những giá trị gia tăng. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức.

Xu hướng mới

Các chất phụ gia mới được xem như một yếu tố quan trọng kích thích quá trình nuôi trồng chế biến bền vững, tuy vậy nó lại chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Bằng chứng là rất nhiều lần sản phẩm thủy sản Việt Nam bị các thị trường phản ứng với những chất cấm hay dư lượng kháng sinh nhưng chiến lược về chất phụ gia vẫn chưa được quan tâm nhiều, thậm chí nó chỉ mang tính đối phó chứ không hẳn là một sự đầu tư chủ động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe về sức khỏe con người.

Ngược lại, hiện nay, các nước tiên tiến xem chất phụ gia là lĩnh vực sống còn. Những nghiên cứu cơ bản của Aqua Tecna (Pháp) tại Việt Nam cho thấy họ đang triệt để sử dụng các chất phụ gia có nguồn gốc từ thiên nhiên như tinh dầu thực vật (Tinh dầu có tính diệt khuẩn rất cao cũng như kích thích sự hấp thụ tốt của các loài thủy sản). Nghiên cứu cho thấy cá sau khi nhiễm khuẩn E.ictaluri (gây bệnh gan thận mủ trên cá tra) tỷ lệ sống chỉ đạt 1,7%, nhưng nếu bổ sung 0,2% chất phụ gia nguồn gốc tinh dầu vào thức ăn thì tỷ lệ sống đạt tới 10%.

Người ta càng ngày càng nhận thấy rõ hơn tầm quan trọng của các chất phụ gia. Nghĩa là thay vì cung cấp thức ăn bình thường, người ta sẽ sử dụng thêm trong thức ăn những chất phụ gia nhằm kích thích tăng trưởng và ngăn ngừa dịch bệnh, để chủ động đối phó với tình hình dịch bệnh gia tăng trong thời kỳ nuôi trồng công nghiệp phát triển mạnh.

Chất phụ gia chi phối 30% giá thành sản phẩm thức ăn thủy sản - Ảnh: Huy Hùng

Công ty Nutriad cũng là đơn vị hàng đầu chuyên nghiên cứu và phát triển các chất phụ gia. Trong một hội thảo gần đây tại TP Hồ Chí Minh thu hút nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới, Nutriad đãgiới thiệu các dòng sản phẩm dạng bột và lỏng có khả năng chống ôxy hóa rất tốt nhằm giúp người nông dân hạ giá thành, phòng bệnh tốt mà không chứa chất Ethoxyquin vốn đang bị một số thị trường hạn chế tối đa.

Các nhà khoa học cho biết, hiện những trung tâm nghiên cứu lớn đều đổ xô vào nghiên cứu về các chất phụ gia. Xu hướng phát triển chất phụ gia có nguồn gốc thiên nhiên và độ an toàn cao với con người thành hướng phát triển chủ đạo hiện nay.

 

Vấn nạn

Hiện nay, chất phụ gia vẫn là vấn nạn tại Việt Nam. Những người nông dân nuôi thủy sản khi mua, sử dụng các sản phẩm có chất phụ gia không đảm bảo chất lượng, không đúng yêu cầu của các nhà nhập khẩu, vô tình trở thành nạn nhân. Thị trường xuất khẩu bị hạn chế, sản phẩm mất uy tín, giá rớt… mà nguyên nhân lại từ các chất phụ gia đã quá lạc hậu không còn đáp ứng được yêu cầu của thị trường hiện nay.

Năm ngoái ngành kiểm nghiệm đã phát hiện 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm hóa chất Malachite Green (hóa chất được sử dụng để diệt vi khuẩn, nấm mốc ngoài da) và 2 mẫu cá quả nhiễm kháng sinh NitroFurans (một loại kháng sinh trị bệnh hiện đang sử dụng cả cho người) trong số 30 mẫu cá được lấy ngẫu nhiên tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội. Tại tỉnh Quảng Ninh, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh thu giữ 444 kg cá khoai ướp lạnh có chứa phoóc môn cấm sử dụng trong thực phẩm. Cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy hải sản Quảng Ninh quý đầu năm 2013 đã cho biết tìm thấy cả Trifluralin (một loại hóa chất dùng để diệt cỏ), Chloramphenicol, Malachite Green... trộn cùng thức ăn thô để tôm cá phát triển nhanh chóng, sức đề kháng cao.

Theo nghiên cứu, các chất “phụ gia” độc hại không chỉ làm cho thành phần dinh dưỡng trong tôm cá giảm khoảng 50% mà còn chứa hàm lượng chất độc hại cao, bù lại, các chất cấm này chỉ làm cho tôm cá giữ được vẻ tươi tắn và đôi khi không bị hao hụt trọng lượng để đánh lừa người tiêu dùng.

 

Chấn chỉnh và đầu tư   

Để chấn chỉnh tình trạng “loạn” chất phụ gia, năm 2014 các cơ quan chức năng có hướng tập trung vào thanh tra việc sử dụng phụ gia, hóa chất không rõ nguồn gốc hoặc cấm sử dụng trong chế biến, bảo quản xử lý nghiêm và công khai trước dư luận.

Các nhà khoa học khẳng định chất phụ gia là không thể thiếu trong việc nuôi trồng, chế biến. Song sử dụng chất gì và dùng như thế nào, rất cần được quản lý. Chất phụ gia rẻ tiền, chất lượng kém chắc chắn tồn dư sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và thương hiệu của sản phẩm.

Một số ý kiến cho rằng việc loại bỏ chất phụ gia kém chất lượng, không phù hợp phải đi liền với công nghệ phát triển các chất phụ gia mới. Những biện pháp hành chính như cấm, phạt… sẽ khó thắng thế khi mà thị trường vẫn còn rất thiếu chất phụ gia phù hợp về chất lượng và giá thành. Bài toán của ngành thủy sản Việt Nam là cần ưu tiên phát triển công nghiệp phụ gia hiện đại và tiên tiến để đáp ứng nhu cầu nuôi trồng sản xuất, đồng thời cần nghiêm khắc với những sản phẩm phụ gia ngoài danh mục có hại cho con người.

>> Một chuyên gia cho rằng, người Việt Nam đang không quan tâm nhiều đến thị trường chất phụ gia, nhưng thực tế phát triển ngành thủy sản thế giới cho thấy chất phụ gia đang chi phối 30% giá thành của sản phẩm thức ăn tôm cá và ngày càng trở thành yếu tố mũi nhọn chiến lược cạnh tranh.

Nguyễn Anh
Nguồn: thủy sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập247
  • Hôm nay37,465
  • Tháng hiện tại904,976
  • Tổng lượt truy cập90,968,369
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây