Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật trồng cây phật thủ và mẹo bảo quản quả tươi lâu ngày Tết

Chủ nhật - 08/01/2017 11:37
(VietQ.vn) - Do cây phật thủ "khó tính" nên kỹ thuật trồng cây phật thủ tương đối khó đòi hỏi người trồng và chăm sóc phật thủ phải mất nhiều thời gian.

Cây phật thủ có tác dụng giảm đau, cầm máu, hóa đờm, chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạn sườn chướng đau, giảm trừ co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng chức năng tiêu hóa… Đặc biệt, tinh dầu quả phật thủ còn là nguyên liệu để sản xuất các loại bánh mứt kẹo, nước giải khát, thực phẩm dinh dưỡng cao cấp.

Ngoài giá trị kinh tế, cây phật thủ dù không ăn được nhưng lại là loại tạo dáng ở dạng bonsai cây cảnh quý tộc. Quả màu vàng kim hình bàn tay phật rất đẹp, cái đẹp tâm linh khó tả. Quả phật thủ tỏa ra mùi hương tâm linh nơi chùa chiền, bàn thờ gia tiên... 

Vì vậy, trong những năm gần đây phật thủ được nhiều người ưa chuộng đặc biệt vào dịp Tết bởi chúng được quan niệm mang lại may mắn và được ví như bàn tay Phật che chở, mang an lành, sung túc đến cho gia chủ. Vì quan niệm đó, nhiều người mua phật thủ về bày lên bàn thờ, với mong muốn được hưởng những điều tốt lành. Cũng có những người tự mua giống về trồng trong chậu. Nhưng vì đây là cây "khó tính" nên đòi hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đặc biệt.

Nhiệt độ thích hợp trồng cây phật thủ

Cây phật thủ làm cảnh và có quả hình bàn tay Phật này chỉ thích hợp trồng tại khu vực có khí hậu ôn đới, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Phật thủ ưa sáng, nên phải để dưới ánh sáng trực xạ. Phật thủ ưa đất chua pH 5,5 – 6,5. Những vùng đất chua có thể trộn thêm xỉ lò, tưới nước để giảm thành phần kiềm. Ngoài ra còn có thể tưới thêm FeSO4 để thay đổi trị số pH của đất.

Kỹ thuật trồng cây phật thủ

Cây phật thủ rất "khó tính" nên kỹ thuật trồng phật thủ khá phức tạp, đòi hỏi cần nhiều thời gian chăm sóc nuôi dưỡng. Chính vì vậy giá trị kinh tế của phật thủ mang lại rất cao.

Kỹ thuật trồng cây phật thủ theo 2 phương pháp là trồng giâm cành hoặc trồng cây con trực tiếp. Đối với phương pháp trồng cây con, người trồng chỉ cần đào một hốc nhỏ giữa mô, đặt cây con vào hốc, tháo bao đựng bầu ra, lấp đất giữ chặt bầu cây, cắm cọc giữ cây cố định là được.

Kỹ thuật trồng cây phật thủ có thể theo hai cách là giâm cành và trồng cây con. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây phật thủ có thể theo hai cách là giâm cành và trồng bầu cây. Ảnh minh họa

Còn trồng phật thủ bằng phương pháp giâm cành trước hết nên để hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 40cm. Sau khi cây phật thủ trồng được lên 1 đợt lộc, khi cứng lộc thì người trồng mới được bón nhẹ. Tuy nhiên, người trồng nên lưu ý tuyệt đối không được bón vào gốc, bón xa gốc để rễ phải ăn với. Trồng giâm cành có thể trồng theo 2 cách là trồng trên đất hoặc trồng trong chậu.

Sau khi cây phật thủ được 4 đến 5 tháng tuổi, cây cao khoảng 1m thì người trồng nên đánh chuyển trồng chính thức. Lúc này, để hàng cách hàng 4m, cây cách cây 3m. Sau khi trồng như vậy, cây ra 1 đợt lộc  thì người trồng nên đợi khi cứng lộc mới được bón.

Kỹ thuật chăm sóc cây phật thủ

Lượng nước tưới phải căn cứ vào mùa, khi nhiệt độ thấp 3-4 ngày tưới 1 lần. Mùa hè nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi nhiều nên mỗi ngày tưới 1 lần, không tưới nước vào buổi trưa, cần chú ý tưới mặt đất để giảm nhiệt độ, mùa mưa phùn cần chú ý thoát nước. Khi không khí khô có thể tạo vào chậu và khu vực xung quanh, để giữ ẩm.

Sâu bệnh

Trong quá trình chăm sóc cây phật thủ, đối với cả hai cách trồng trên, người trồng nên phun thuốc bảo vệ sâu bệnh như thuốc comite hoặc detect giúp trị bệnh nhện đỏ, thuốc tập kỳ trị bệnh sâu vẽ bùa, thuốc sufation trị bệnh dệp hay thuốc gi-đô-min hoặc thuốc man xanh trị bệnh nấm. Riêng đối với loại cây ghép, người trồng có thể khi kích ra hoa, người trồng nên dùng loại thuốc kích phát tố ra hoa Thiên Nông.

Xử lý cho cây phật thủ ra hoa và đậu quả

Trồng cây sau 1 năm người trồng có thể xử lý cho cây ra hoa. Từ tháng 3 âm lịch, người trồng nên dùng dao con tiện vào thân cây 1 vòng tròn như tiện mía, sau 10 ngày tiện lại lần 2. Ngoài ra, người trồng nên bón thêm mỗi gốc cây từ 1 đến 2 lạng KaLy. Đến đầu tháng 4 âm lịch thì phun thuốc kích ra hoa từ 1 đến 2 lần, theo đó, sau 1 tháng cây sẽ ra hoa và đậu quả thì được quả chín vào thời điểm Tết. Tuy nhiên, từ năm sau trở đi, người trồng không cần tiện thân cây nữa mà chỉ cần bón KaLy vào thời điểm tháng 3 âm và phun thuốc kích ra hoa là được.

Kỹ thuật chọn và giữ phật thủ tươi lâu trong ngày Tết

Cách chọn và giữ quả phật thủ để ban thờ Tết được đẹp, lâu cũng khá cầu kỳ, nếu không để ý sẽ không chọn được quả đẹp. Trái phật thủ đẹp phải nhiều ngón tay, thông thường mỗi quả có 20-30 ngón tay. Các ngón tay tỏa tròn đều xếp thành nhiều vòng như hình bông hoa, ngón của vòng ngoài cùng trùng với các số đẹp sẽ có giá trị. Khi chọn mua quả phật thủ, nên chọn quả to, ngón tay của phật thủ càng nhiều, dài mập, các ngón đều nhau. Cũng cần chú ý chọn quả có gia trơn cật, màu hơi mơ vàng là quả già để được lâu và thơm hơn.

Cách chăm sóc cho cây phật thủ phải để ý tới lượng nước tưới căn cứ vào mùa. Ảnh minh họa

Cách chăm sóc cho cây phật thủ phải để ý tới lượng nước tưới căn cứ vào mùa. Ảnh minh họa

Tránh mua quả bị xước sát, bị sâu đục khoét, bị dập hoặc gãy các ngón phật thủ. Không chọn phật thủ non dù chúng cũng có màu vàng nhưng lại rất nhanh hỏng. Một quả phật thủ trưởng thành thì các túi tinh dầu tròn trịa, cách đều nhau, căng mọng, bề mặt quả rắn và cứng. Bày ban thờ ngày Tết cũng không nên chọn loại quả phật thủ quá chín, vàng sậm và da nhăn nheo thì không bảo quản được lâu.

Để tránh phật thủ hỏng nhanh, không nên rửa hoặc ngâm phật thủ trong dịch muối. Bởi khi nước đọng trong các khe ngón của quả rất dễ tạo môi trường ẩm ướt cho nấm phát triển phá huỷ vỏ quả gây thối rữa. Bạn chỉ nên dùng khăn ẩm lau.

Muốn giữ quả phật thủ để ban thờ Tết được đẹp, lâu thì cứ khoảng 5−7 ngày, bạn có thể dùng rượu trắng để lau bụi bẩn bám trên quả. Khi đặt trên bàn thờ, bạn có thể để một bát nước, cho thêm vài viên thuốc B1 vào sau đó đặt phật thủ vào bát nước sẽ giúp phật thủ tươi rất lâu.

An Dương
http://vietq.vn/

 Tags: phật thủ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập262
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại820,081
  • Tổng lượt truy cập90,883,474
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây