Lạm dụng phân đạm, tỷ lệ đậu trái thấp
Theo khảo sát thổ nhưỡng các vùng đất trồng na của huyện Đông Triều cũng như toàn tỉnh Quảng Ninh đều là đất nâu vàng phong hóa từ đá phiến thạch sét có độ chua rất cao PH<4, các cation kiềm, kiềm thổ (Ca+2 Mg+2) rất thấp < 4mg/100g đất; các chất lân, kali cũng rất nghèo, đặc biệt thiếu trầm trọng các nguyên tố trung lượng như canxi, magie, lưu huỳnh cùng các nguyên tố vi lượng là kẽm, bo, magan, đồng... Tỷ lệ mùn trong đất cũng rất thấp < 1%. Bởi vậy kết cấu đất rời rạc, hàng năm về mùa mưa tầng đất canh tác bị rửa trôi rất mạnh cộng thêm việc sử dụng phân bón hữu cơ giảm sút đã làm cho đất ngày càng trở nên mất cân đối dinh dưỡng.
Phân bón Văn Điển thỏa mãn tất cả các yếu tố dinh dưỡng cho na sai quả, quả chín đều, cây khỏe ít sâu bệnh, mẫu mã đẹp, năng suất cao chất lượng tốt. Ảnh: I.T
Khi phân bón Văn Điển về Việt Dân thì cây na khởi sắc, thỏa mãn tất cả các yếu tố dinh dưỡng nên cây khỏe, ít sâu bệnh, cho năng suất quả cao và chất lượng tốt. HTX Việt Dân đang cung ứng rộng rãi phân bón Văn Điển để bà con nông dân bón kịp thời vụ”. Ông Trường - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Việt Dân
|
Nhiều năm qua các nhà vườn tìm kiếm năng suất cao nên đã sử dụng phân bón hóa học vượt định mức nhiều lần cho phép. Do thiếu hiểu biết về thổ nhưỡng, đặc tính của các loại phân bón hóa học, nhu cầu dinh dưỡng của cây na, nên việc dùng phân bón còn tùy tiện, chưa cân đối và chưa khoa học. Việc lạm dụng phân đạm, phân lân có gốc chua là phổ biến, nhiều địa phương đã tiếp cận phân tổng hợp song chủ yếu vẫn là các loại phân NPK thông thường chỉ có 3 thành phần là đạm, lân, kali, thiếu hầu như hoàn toàn các yếu tố dinh dưỡng trung lượng, vi lượng như canxi (vôi), magie, lưu huỳnh và các nguyên tố vi lượng kẽm, bo, mangan, đồng…
Khảo sát nhiều vườn na của các xã Việt Dân, An Sinh, Tân Việt, Hồng Thái (huyện Đông Triều) cho thấy: Na trổ hoa không đồng đều, tỷ lệ đậu trái thấp, trái lớn chậm, nhiều quả vẹo, lép; màu sắc lá xanh đậm; thường xuyên bị nhiễm các loại bệnh như muội đen, phấn trắng và sâu đục quả, ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ sản phẩm. Tại xã An Sinh, ông Đảm - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp cho biết: “An Sinh có gần 500ha na. Đất trồng na ở đây chua, nghèo mùn, dinh dưỡng thấp. Bà con lại ít dùng phân hữu cơ, nếu có dùng thì dùng phân gà công nghiệp, còn hầu như dùng phân đơn chưa bao giờ bón các chất dinh dưỡng trung vi lượng. Cây lá mỏng xanh đen, dễ nhiễm sâu bệnh, năng suất chất lượng giảm. Tuy nhiên, ở An Sinh cũng có một số nhà vườn đã dùng phân bón Văn Điển cho hiệu quả tốt”.
Giúp na năng suất cao
Chúng tôi đến nhà bà Vũ Thị Hạ có 1,5ha na đã trồng 13 năm. Bà Hạ tâm sự: “2 năm gần đây gia đình dùng phân bón Văn Điển, gồm có lân và NPK bón cho cây na, thấy hiệu quả rất tốt. Cứ sau vụ thu hoạch, dùng lân Văn Điển cộng thêm NPK 5.10.3 bón theo rạch xung quanh tán cây, sau đó lấp đất rồi tưới nước. Mỗi gốc bón 2kg lân Văn Điển cộng thêm 2kg NPK 5.10.3 Văn Điển. Khi na bắt đầu nứt nụ tiến hành bón thúc đợt 1 : 2kg NPK 12.5.10 Văn Điển. Khi quả bằng ngón tay thì bón thúc đợt 2 cũng bằng 2kg NPK 12.5.10 Văn Điển. Trước khi thu hoạch na 50 ngày, dùng phân bón NPK 12.12.17 Văn Điển bón 1kg/ cây theo cách hòa loãng nước rồi tưới. Na sai quả, chín đều; ít bệnh ít sâu. Năng suất quả cao, mẫu mã đẹp nên bán được giá. Tôi thấy phân bón Văn Điển phù hợp với đất trồng na ở An Sinh”.
Đồng tình với nhận xét của chị Đảnh, ông Trường - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Việt Dân khẳng định: “Phân bón Văn Điển tốt cho cây na Việt Dân, vì từ trước đến nay các chất dinh dưỡng trung vi lượng không được bón cho đất, mà các loại phân bón thông thường hầu như là không có”.
Theo Nguyễn Xuân Thự/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã