Các dạng phản ứng sau tiêm phòng vaccine thường gặp:
Phản ứng cục bộ: Đây là dạng nhẹ, thường xảy ra sau khi tiêm 2 - 4 h ở động vật tiêm sai vị trí, hệ thần kinh mẫn cảm với các triệu chứng, như: vị trí tiêm vaccine sưng tấy, đỏ, nóng, đôi khi có thủy thũng, động vật khó chịu, ăn ít, mệt mỏi.
Phản ứng toàn thân: Thường xảy ra khi tiêm vaccine chế tạo từ mầm bệnh có sản sinh độc tố; động vật có thần kinh mẫn cảm, gầy yếu do nuôi dưỡng kém hoặc mắc các bệnh mãn tính; động vật trong giai đoạn ủ bệnh. Phản ứng toàn thân có thể xảy ra sau tiêm vài giờ đến 1 - 2 ngày với các triệu chứng: sốt, mệt mỏi, ăn ít đến bỏ ăn, thở khó.
Sốc quá mẫn cảm: Thường xảy ra ngay sau khi tiêm do vaccine chứa lượng độc tố cao chưa được vô hoạt triệt để, với động vật gầy yếu do bị bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng thể mạn tính; động vật có thần kinh quá nhạy, dễ mẫn cảm với kích thích. Biểu hiện là vật nuôi thở khó, niêm mạc mắt, mũi đỏ ửng, các cơ run mạnh nhất là cơ vân; xuất hiện các biểu hiện thần kinh như giãy giụa, kêu rống lên. Khi phản ứng nặng, động vật đại, tiểu tiện tự do, sủi bọt mép, niêm mạc tím tái.
Có thể do vật nuôi đang trong thời gian nung bệnh, cơ thể mang trùng; hoặc vật nuôi đang bị vết thương ngoại khoa chưa lành…
Trong quá trình bắt giữ, cố định gia súc để tiêm phòng, nhiều con hoảng sợ, trở nên hung dữ chạy nhảy lung tung, nếu tiêm vào đúng thời điểm đó cũng gây nên phản ứng. Thậm chí còn có thể gây sốc cho vật nuôi, vật nuôi có thể bị choáng, chết ngay sau khi tiêm. Trong điều kiện tiêm phòng khi vật nuôi mới được chuyển từ xa đến, chưa được nghỉ ngơi cũng rất dễ gây ra phản ứng, nhất là trong những ngày nắng, nóng.
Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng không tốt sau tiêm phòng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phản ứng. Bởi về nguyên tắc, sau khi vaccine cho gia súc, phải để gia súc nghỉ ngơi và có chế độ chăm sóc tốt hơn bình thường. Ngoài ra, còn yếu tố khác như việc bảo quản vaccine, kỹ thuật tiêm phòng cũng có thể làm ảnh hưởng đến vật nuôi gây hiện tuợng phản ứng.
Chỉ tiêm phòng khi vật nuôi hoàn toàn khỏe mạnh để tránh những phản ứng xấu Ảnh: XT
Trường hợp phản ứng cục bộ nhẹ, nơi tiêm sưng nóng đỏ, vật nuôi có biểu hiện mệt mỏi thì chỉ cần cho nghỉ ngơi, ăn uống tốt hơn, vật nuôi sẽ trở lại bình thường vài giờ sau tiêm hoặc trong 1 - 2 ngày. Nếu nơi tiêm sưng to có thủy thũng, động vật mệt mỏi, dùng dầu nóng xoa bóp 2 - 3 lần/ngày, cho nghỉ ngơi, ăn uống tốt, sau 2 - 3 ngày sẽ khỏi.
Trường hợp con vật bị phản ứng toàn thân, nếu nhẹ, chỉ cần cho nghỉ ngơi yên tĩnh nơi thoáng mát, ăn thức ăn loãng, giàu đạm, tiêm các loại vitamin, thuốc trợ sức như cafein. Khi động vật sốt cao, các triệu chứng toàn thân nặng, khó thở, không đi lại được, trên cơ thể có những triệu chứng khác thì dùng thuốc hạ sốt và các loại thuốc trợ lực Vitamin B1, Vitamin C, Bcomlex… tiêm bắp. Nếu không thấy đỡ có thể dùng kháng sinh để điều trị như khi vật bị bệnh. Lưu ý: Khi đã dùng kháng sinh để điều trị, khả năng miễn dịch của vaccin tiêm phòng thưòng bị mất, do vậy sau khi con vật khỏi bệnh cần tiếp tục cho tiêm phòng. Cùng đó, cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt, để gia súc nghỉ ngơi đến khi hết triệu chứng.
Khi động vật sốc quá mẫn cảm phải can thiệp khẩn trương. Trước hết, đưa động vật vào nơi thoáng mát, yên tĩnh, để đầu cao hơn một chút cho động vật dễ thở. Tiến hành các biện pháp cấp cứu như xoa bóp vùng ngực để tăng dần tần số hô hấp và nhịp tim. Tiêm Adrenalin, truyền tĩnh mạch dung dịch sinh lý mặn hoặc ngọt có trộn Vitamin B1, Vitamin C.
Lưu ý: Trong khi tiêm phòng vaccine, nếu thấy tỷ lệ động vật có phản ứng cục bộ nặng hoặc phản ứng toàn thân cao trên tỷ lệ cho phép của loại vaccine dùng hoặc động vật bị sốc quá mẫn thì dừng ngay việc tiêm vaccine để làm rõ nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục mới tiêm tiếp.
>> Chỉ tiêm phòng khi vật nuôi hoàn toàn khỏe mạnh, cần có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tốt trước và sau khi tiêm. Tuy nhiên, hiện tượng phản ứng sau tiêm phòng thường không tránh khỏi. Vì vậy, chú ý theo dõi, để có biện pháp xử lý kịp thời.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã