Trong số các hộ dân đi tiên phong trong việc chuyển đổi vật nuôi phải kể đến hộ nuôi của ông Nguyễn Văn Thành, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận đã mạnh dạn chuyển 4 trong số 8 ao nuôi của mình sang nuôi cá rô phi đơn tính, kết quả ban đầu cho hiệu quả khá, sản lượng bình quân trên 32 tấn/ha. Theo tính toán, mỗi ao có diện tích khoảng 4.000 m2, gia đình ông thả 24.000 cá giống, sau 5 tháng cho thu hoạch, sản lượng trung bình 9,7 tấn/ao, với giá bán xô tại dao động khoảng 25.000 - 26.500 đồng/kg, trừ chi phí lời khoảng 40 - 50 triệu đồng/ao.
Ông Thành chia sẻ, so với nuôi tôm thì khoản thu này kém rất xa, tuy nhiên, điều quan trọng là quá trình nuôi cá rô phi sẽ giúp làm sạch và cải tạo môi trường ao nuôi, làm sạch môi trường nước nuôi sau nhiều kỳ nuôi tôm bị dịch bệnh. Theo dự kiến, sau khi thu hoạch cá vụ này, gia đình ông sẽ cải tạo đáy, bờ và tiến hành phơi ao dài hơn bình thường; sau đó, tiếp tục thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích ao nuôi của mình, trong đó sẽ tái sử dụng lại một phần nước từ nuôi cá rô phi vụ này.
Nuôi cá rô phi giúp làm sạch và cải tạo môi trường ao nuôi - Ảnh: Phan Thanh
Không nuôi luân canh mà nuôi ghép với cá rô phi là cách làm của anh Nguyễn Văn Chính, cũng ở ấp Ông Tô. Anh Chính cho biết, cơ sở anh đã thả nuôi ghép với cá rô phi tại ô nuôi khoảng 300 m2 quây riêng ở giữa ao, lưới được chôn sâu xuống dưới đáy ao 25 - 30 cm nhằm tránh cá thoát ra ngoài ao. Cùng đó, tôm, cá nuôi không cần cho ăn, thức ăn của chúng là các chất cặn bã, thức ăn thừa, vỏ tôm lột trong ao nuôi. Cá rô phi thả có kích cỡ khoảng 200 con/kg, mỗi ao thả khoảng 1.000 con, cá rô phi giống được thả trước 1 tuần, sau đó, mới thả tôm vào ao nuôi, tôm được ương nuôi tập trung kết hợp với hạ mật độ nuôi xuống khoảng 40 - 60 con/m2. Việc thả nuôi ghép cá rô phi trong ao nuôi sẽ giúp cho ao nuôi giảm thiểu các mối nguy dịch bệnh, ao nuôi luôn sạch các chất ở đáy ao nhờ hệ thống quạt nước thu gom và đẩy toàn bộ các chất cặn bã vào vùng nuôi cá rô phi ở giữa ao, cũng chính vì có sự tuần hoàn nước liên tục trong ao, nên người nuôi phải thường xuyên làm sạch lưới chắn cá nhằm tạo dòng chảy lưu thông thông thoáng, đồng nghĩa với việc thu gom các chất thải, chất cặn bã trong ao được tốt hơn, cá có nhiều nguồn thức ăn hơn.
Từ những kết quả này cho thấy, việc sáng tạo của người nuôi nơi đây rất cần được nhân rộng ra các vùng nuôi trọng điểm khác trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm đối phó với tình hình hạn hán, thiếu nguồn nước mặn và dịch bệnh tràn lan như hiện nay.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025