Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nẩy mầm của hạt lạc và thời kỳ cây con – ra hoa - đâm tia giúp cây lạc cho năng suất cao nhất, chúng tôi giới thiệu một số giải pháp kỷ thuật sau:
1. Thời kỳ nẩy mầm của hạt lạc
- Điều kiện ngoại cảnh: Điều kiện môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình nẩy mầm là nhiệt độ, độ ẩm đất và không khí (ôxy). Nhiệt độ thích hợp nhất 23-370C nẩy mầm tốt nhất. Ẩm độ, hạt lạc tương đối lớn, muốn nẩy mầm phải hút 1 lượng nước đáng kể, hạt hút đẫy nước, chứa 1 hàm lượng nước 35-40% trọng lượng hạt. Ôxy, thiếu ô xy hạt hô hấp kém, mầm sinh trưởng yếu, hoặc hạt có thể bị thối.
- Chất lượng hạt giống: Phẩm chất hạt có ảnh hưởng lớn đến sự nẩy mầm. Hạt lạc rất dễ mất sức nẩy mầm nếu cất giữ không tốt. Điều kiện cất giữ tốt, hạt phải có ẩm độ dưới 8% và nhiệt độ nơi bảo quản dưới 150C hoặc thấp hơn. Hiện tượng ngủ nghỉ có ảnh hưởng tới tỷ lệ nẩy mầm và sức sống của hạt.
- Kỹ thuật gieo: Chú ý không nên gieo quá sâu, sâu quá (trên 10-12cm) thân mầm không đội được hạt lên khỏi mặt đất. Cây con nhú lên sẽ rất yếu, màu nhạt, thân mảnh. Đặt hạt ngược cũng ảnh hưởng đến sự mọc mầm.
2. Thời kỳ cây con
Thời kỳ cây con tính từ khi lạc mọc đến bắt đầu nở hoa. Thời kỳ này có thể
kéo dài khoảng 25-45 ngày tuỳ giống và điều kiện nhiệt độ, ẩm độ. Khi cây lạc có 3 lá thật thì 2 cành ở nách lá mầm đã xuất hiện và khi 2 cành đó có 3- 4 lá, 2 cành ở nách lá thật thứ nhất và thứ 2 cũng bắt đầu nhú lên. khi cây lạc bắt đầu nở hoa thứ nhất số lượng cành xuất hiện là 2 cặp.
Thời kỳ cây con, bộ phận dưới mặt đất sinh trưởng nhanh, bộ phận trên mặt đất sinh trưởng chậm, (thân cao 10-15cm) cành sinh trưởng chậm,khi bắt đầu ra hoa chiều dài cành mới vượt quá thân. Vật chất khô tích luỹ không quá 10% so với tổng số chất khô.
Trong thời kỳ này, cây không cần nhiều nước; ẩm độ thích hợp là 50-60%. Thời kỳ cây con nếu nước nhiều quá, rễ ăn nông, thân lá sinh trưởng mạnh, thân chính bị lốp làm cho mầm hoa phân hoá chậm. Yêu cầu dinh dưỡng của thời kỳ cây con không cao, nhưng đạm được đầy đủ có tác dụng đẩy mạnh sinh trưởng thân lá, nhất là tăng số cành. Ánh sáng đầy đủ, đốt ngắn, phân cành mạnh, phân hoá hoa tốt, ánh sáng yếu, đốt thân chính dài, cành yếu ra hoa muộn.
3. Thời kỳ ra hoa - đâm tia
Sau mọc 25-45 ngày (hoặc 50 ngày), cây lạc bắt đầu nở hoa. Thời gian này
sớm hay muộn phụ thuộc đặc tính giống và điều kiện sinh thái.
* Các bước phân hoá như sau
- Bắt đầu thời kỳ phân hoá: Lúc ở nách lá có 2 lá bắc nổi lên. Nói chung có
2- 4 lá thật xoè ra thì hoa đầu tiên bắt đầu phân hoá.
- Thời kỳ hình thành đài hoa: Sau khi mầm hoa phân hoá, đài hoa hình thành trước, lúc đó giữa nổi lên 1 chấm tròn.
- Thời kỳ hình thành nhị đực (chỉ nhị), nhụy cái và cánh hoa: bắt đầu phân hoá khoảng 10 ngày thì bước vào thời kỳ này.
- Thời kỳ hình thành phấn hoa và đài hoa: Sau khi phân hoá nhị đực, nhụy
cái, bắt đầu hình thành đài hoa và phấn hoa. Thời kỳ hình thành nhị đực, nhụy
cái kéo dài khoảnh 5 - 10 ngày. Sau đó 5 -10 ngày nữa hoa có thể nở.
- Thời kỳ nụ: Nụ hoa xuất hiện vào buổi chiều khoảng 16 giờ, đài hoa hơi
hé mở để lộ cánh hoa. Nụ hoa lớn dần lên và đạt kích thước tối đa vào khoảng 21 giờ, đồng thời, ống đài vươn ra khi hoa nở dài tới 3-4 cm. Sự tung phấn tiến hành trước khi hoa nở 4-6 giờ. Lúc này bao phấn chín, tách ra để giải phóng các hạt phấn. Bầu nhụy cũng đủ điều kiện để tiếp nhận hạt phấn. Quá trình thụ phấn
xẩy ra khi các cánh hoa còn ôm kín đầu nhụy và nhị đực. Lạc thụ phấn trước khi
hoa nở 5-10 giờ, hoa lạc hầu như tự thụ phấn hoàn toàn, (tỷ lệ 0,1%).
* Sự ra hoa của lạc
Thời gian ra hoa của lạc kéo dài 25-50 ngày tuỳ theo đặc điểm di truyền
giống và điều kiện sinh thái, số lượng hoa có thể thay đổi từ 50-200 hoa, thời gian ra hoa được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn chớm hoa: Kéo dài 2-3 ngày, mỗi ngày ra 1-3 hoa/ cây/ ngày.
- Giai đoạn rộ hoa: Kéo dài 15- 20 ngày, thời gian này hoa ra liên tục, trung
bình dạt 5-10 hoa/cây/ngày. Thời gian này có 2-3 đợt hoa rộ đạt 10-15 hoa/cây/ngày, xen kẽ các đợt rộ một vài ngày có ít hoa 3-7 hoa /cây. Trong thời gian này có thể ra 70- 90% số hoa /cây đạt tỷ lệ hoa có ích cao nhất.
- Giai đoạn hết hoa: Sau các đợt rộ hoa, số lượng hoa giảm hẳn, lúc này số
hoa đạt 1-3 hoa/cây/ngày rồi hết hẳn, có nhiều ngày không có hoa, thời gian này
kéo dài 5-15 ngày, cũng có giống có thể ra hoa kéo dài đến khi thu hoạch. Lạc
nở hoa theo thứ tự từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài. Hoa trên cùng một cành ở
2 vị trí khác nhau nở cách nhau 3-4 đến 7-8 ngày. Hai hoa cùng 1 vị trí trên cành
phía gốc nở cách nhau 1-2 ngày. Hoa càng muộn nở cách nhau càng dài, đối với
cành phía trên, thời gian nở cách nhau của 2 hoa cùng 1 vị trí là 11-12 ngày.
* Thụ tinh - đâm tia
Hoa lạc nở từ 6-9 giờ sáng, nhưng quá trình thụ phấn đã được tiến hành
trước khi hoa nở từ 5-10 giờ (nghĩa là vào khoảng nửa đêm). Sau khi thụ phấn,
phấn hoa nẩy mầm ở đầu nhụy và ống phấn đi tới phía cuối vòi nhụy sau khi hoa
nở 5-7 giờ. Sự thụ tinh xẩy ra khoảng 10-12 giờ sau khi hoa nở. Lạc thụ tinh kép.
Trong một bầu hoa ít trường hợp cả 2 noãn bào tử đều không thụ tinh, nhất là thời kỳ đầu. ít nhất có 1 noãn bào tử thụ tinh. Nhìn chung. Tỷ lệ không thụ tinh của những noãn bào tử phía đầu quả cao, cho nên khi thu hoạch thường chỉ thấy một hạt phía gốc là mẩy. Nhưng cũng có 1 số noãn bào tử ở gốc quả không thụ tinh. Sau khi hoa lạc thụ tinh khoảng 6 ngày, bầu hoa dài ra theo sự phát triển của 1 loại mô phân sinh giữa lóng nằm ở gốc bầu hoa (bộ phận này được gọi là tia lạc).
+ Điều kiện tia thành quả
Trong thời kỳ này lạc yêu cầu nhiệt độ cao, ẩm độ đầy đủ, dinh dưỡng nhiều, bóng tối là điều kiện quan trọng của sự phát triển quả, nếu tia phát triển trong không khí, tia có thể dài 32cm. Bầu hoa cũng không phình to được. Thời kỳ kết quả, cây đòi hỏi đầy đủ lân, can xi. Nhiệt độ cũng là điều kiện cần thiết để cho quả phát triển bình thường. Nhiệt độ giảm xuống 200C quả ngừng phát triển.
* Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến ra hoa đâm tia của lạc
Trong thời kỳ này lạc yêu cầu nhiệt độ cao, ẩm độ đầy đủ, dinh dưỡng nhiều và phản ứng rất nhạy với các yếu tố đó. Nhiệt độ thích hợp cho hoa từ 23-330C, khi nhiệt độ giảm xuống 220C đã làm giảm rõ đến số hoa và hoa nở không đều. Nhiệt độ dưới 120C và trên 400C ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát dục của hoa và thụ tinh. ẩm độ trong thời kỳ này rất quan trọng, nếu gặp hạn, ảnh hưởng rõ tới ra hoa.
Phòng trồng trọt/http://sonongnghiep.hatinh.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã