Hiện nay, toàn huyện Vũ Quang ,Hà Tĩnh đang có 600 hộ nuôi ong với hơn 5.000 đàn, bình quân mỗi hộ có từ 4-6 đàn, cá biệt có nhiều hộ nuôi từ 30-50 đàn. Để tăng tính cộng đồng trong nuôi ong và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, toàn huyện đã thành lập được 6 THT, 7 HTX nuôi ong...
Ông Nguyễn Kim Lam - Chủ nhiệm HTX nuôi ong xã Sơn Thọ thu hoạch sản phẩm đầu vụ...
Mỗi năm ong thường cho 2 vụ mật, nhưng chủ yếu là vụ xuân hè (từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch). Ở thời điểm này, người nuôi tuyệt đối không cho ong ăn thêm gì và cũng không được can thiệp bất cứ việc gì vào đàn ong để tránh ảnh hưởng đến chất lượng mật.
Được mùa và nếu duy trì mức giá như hiện nay, vụ mật này ông Nguyễn Quang Đài (xã Đức Lĩnh, Vũ Quang, Hà Tĩnh) sẽ thu được 50 triệu đồng từ 30 đàn ong...
Cũng theo những người có thâm niên trong nghề, năm nay vụ mật ong xuân hè đến sớm và cho năng suất, chất lượng cao hơn so với những năm trước. Nguyên nhân được lý giải nhờ thời tiết thuận lợi, cây cối phát triển tốt, ra hoa sớm tạo điều kiện cho con ong đi tìm hoa, kết mật. Và dù mới đầu vụ, nhưng các hộ nuôi đã thu hoạch từ 1- 2 đợt mật, mỗi đàn cho khoảng 8kg, được bán với giá 200 ngàn đồng/chai 65ml...
Mật ong vụ Xuân-Hè có màu vàng sáng xanh, có khi là nâu sẫm (khác với màu vàng trắng của vụ đông), có vị béo bùi, ngọt mát quyện lẫn hương thơm ngậy đặc trưng...
Tác giả bài viết: Theo Tiến Phúc/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"