Học tập đạo đức HCM

Rộn ràng mùa cắt lộc hươu

Thứ tư - 11/04/2018 11:13
Mùa này, dạo quanh các thôn làng ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) không khó để bắt gặp những cảnh cắt lộc hươu. Nuôi hươu là nghề mũi nhọn trong phát triển kinh tế, được nhân dân Hương Sơn chú trọng trong những năm qua.

Hươu được nuôi gần như ở mọi gia đình tại Hương Sơn, đã đưa lại cho người dân nơi đây một cuộc sống đủ đầy hơn, ấm no hơn.

Tưng bừng mùa cắt lộc

Là huyện miền núi nằm giáp biên giới Lào, Hương Sơn (Hà Tĩnh) có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhưng bù lại được thiên nhiên ưu đãi ban tặng khí hậu, thổ nhưỡng và sinh vật phù hợp để nuôi hươu sao. Giống hươu sao và nhung hươu ở Hương Sơn vì vậy rất được người tiêu dùng lựa chọn vì có lượng dinh dưỡng cao.

Mùa hái lộc hươu được tính từ trước Tết Nguyên đán đến tháng Bảy âm lịch. Đấy là tính từ khi những lộc nhung vàng ửng nhô lên đẩy bung mảnh sừng, nhưng rộ mùa là vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch.

Nghề nuôi hươu đang được phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện Hương Sơn với hơn 20 xã có đàn hươu lớn. Năm 2008, hươu giống, nhung hươu Hương Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận thương hiệu.

Hươu ở Hương Sơn là loại hươu hoang dã, được người dân nơi đây thuần chủng từ mấy chục năm trước, trải qua bao nhiêu thăng trầm, nghề nuôi hươu mới khẳng định được giá trị như bây giờ.

Trước kia, người chăn nuôi hươu mỗi năm chỉ lấy được một lứa nhung, nhưng nhờ cách chăm sóc nên hươu có thể thu mỗi năm 2 lứa, với mỗi cặp bình quân 0,6 - 0,8kg, những chú hươu khỏe có thể cho “lộc” nặng đến 1,7kg, mỗi cân có giá 10 triệu đồng, thời điểm trái mùa (tức khoảng tháng 7, tháng 8) mỗi cân nhung có giá 15 - 20 triệu đồng.

Những ngày này, người dân xã Sơn Quang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang rộn ràng mùa cắt lộc. Xã Sơn Quang là địa phương đang dẫn đầu tỉnh Hà Tĩnh về số lượng hươu với tổng đàn lên đến 2.210 con. Điển hình các thôn có số đàn lớn như Sông Con với 500 con, Đông Phổ hơn 400 con, Bàu Sơn 300 con…

Một người dân ở xã Sơn Quang hồ hởi cho biết: “Vào mùa cắt lộc, làng nào cũng tổ chức một ngày hội cắt lộc. Trong hội ấy, chủ hươu nhờ khoảng 6 - 7 người đến vật chú hươu xuống và dùng cây cưa nhỏ cưa đoạn lộc vừa lên, tuyệt đối không được đụng đến phần gốc.

Công việc cưa nhung tuy đơn giản nhưng phải là người khéo tay mới làm được. Ngày trước, nhát cưa đầu tiên phải do một thanh niên chưa vợ khỏe mạnh cắt, sau đó mới đến lượt những người khác để chú hươu có được sức mạnh như người thanh niên đó!”.

Theo lệ, chủ nhà sẽ có mâm cơm với chén rượu huyết hươu đỏ thắm thay lời cảm ơn hội cắt lộc và cũng là sự chia sẻ lộc trời theo triết lý “lộc bất tận hưởng”.

Cả chủ và khách cùng nâng chén rượu huyết nhung ngọt lịm, chúc mừng một vụ nhung đầy thắng lợi. Nếu có khách mua nhung tươi thì gia chủ tặng cho một chai rươụ huyết mang về đãi bạn bè.

Ấm no từ những mùa lộc

Nghề nuôi hươu truyền thống nhiều năm trở lại đây đã giúp người dân huyện miền núi Hương Sơn thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

Năm 2017, điển hình như người dân Sơn Quang xuất bán hàng tạ nhung và hàng trăm con hươu giống, đưa tổng doanh thu lên hàng chục tỷ đồng.

Hiện tại, phong trào nuôi hươu ở Sơn Quang đang phát triển mạnh, trong đó, ngày càng xuất hiện nhiều gia đình nuôi hươu đàn từ 5 con trở lên.

Ông Phan Văn Luật (Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ hươu giống, nhung hươu xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) chia sẻ: “Ở chốn thâm sơn cùng cốc này, dường như nuôi hươu đã xóa đi ranh giới giàu nghèo.

Ai cũng nuôi, ai cũng làm, giữa cán bộ xã và dân đều bình đẳng như nhau. Tình làng nghĩa xóm bên bát nước chè xanh còn có chén rượu nồng của lộc hươu. Hươu càng nhiều đất càng phát lộc, tình làng nghĩa xóm càng keo sơn gắn bó!”.

Chăn nuôi hươu sao đã góp phần giúp hàng ngàn hộ dân của huyện xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Đến nay tổng số đàn hươu của Hương Sơn gần 34.000 con, trong đó có gần 18.000 con hươu đực đã cho lộc. Giá bán dao động từ 12 - 13 triệu đồng/kg, có thời điểm lên tới 17 triệu đồng/kg khiến người dân rất phấn khởi.

Nếu như hươu đực được chăm sóc đúng kỹ thuật và phát triển tốt thì sau 2 năm đã bắt đầu ra chóc, sau 3 năm thì ra nhung, mỗi năm ra 2 lứa. Trung bình một con hươu đực trưởng thành mỗi năm cho thu nhập xấp xỉ 20 triệu đồng.

Còn với hươu cái thì sau 2 tuổi sẽ bắt đầu sinh sản và mỗi năm đẻ một lứa. Hươu con sau 3 tháng tuổi có thể tách mẹ và bán được, giá hươu đực dao động từ 10 - 15 triệu đồng/con, hươu cái từ 2 - 4 triệu đồng/con.

Một người nuôi hươu xã Sơn Quang cho biết: “Năm nay, đầu mùa giá nhung hươu đạt 11 - 12 triệu đồng/kg, sau đó giá xuống còn 950.000 đồng/kg, nên người nuôi hươu yên tâm với hướng phát triển kinh tế này”.

Ông Nguyễn Quang Thọ, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết: “Hươu sao là một trong 13 sản phẩm chủ lực của tỉnh, chính vì vậy UBND tỉnh đã có cơ chế, chính sách hỗ trợ chăn nuôi nên đàn hươu đang ngày một phát triển mạnh.

Những năm gần đây, các mô hình nuôi hươu ở Hương Khê phát triển khá mạnh. Nhờ nuôi hươu, nhiều gia đình từ nghèo khó trở thành khá giả. Để tiếp tục phát triển đàn hươu, các cấp chính quyền Hương Khê đã có nhiều phương án hỗ trợ người chăn nuôi!”.

Theo giaoducthoidai.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập197
  • Hôm nay37,781
  • Tháng hiện tại695,850
  • Tổng lượt truy cập90,759,243
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây