Toàn huyện Hương Sơn có hơn 2.000 hộ trồng cây cam bù.
Năm nay người dân trồng cam bù ở huyện Hương Sơn được mùa lớn.
Theo ông Lê Quang Hồ, hiện nay trồng cam bù tập trung nhiều nhất ở huyện Hương Sơn tại các xã Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Trường, Sơn Hàm, Sơn Phú, Sơn Phúc, Sơn Kim 1…, bình quân mỗi xã có hàng trăm hộ trồng cam bù, hộ trồng nhiều nhất từ 7ha-10ha, với khoảng 500 gốc/1ha.
Từ lâu nay, cam bù Hương Sơn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường với chất lượng tốt, khách hàng trong và ngoài tỉnh đánh giá cao, giá trị của cam bù không những ở hương vị mà còn là vị thuốc. Quả cam bù có dạng hình cầu, vỏ mịn nhẵn, có vị ngọt thanh, thơm, mọng nước… được xem là sản phẩm đặc trưng của huyện Hương Sơn.
Cam bù Hương Sơn.
Hàng năm cứ đến vụ thu hoạch đúng thời điểmTết Nguyên đán các thương lái từ nhiều nơi lại đổ về huyện Hương Sơn tìm đến hộ dân trồng cam bù để thu mua tận vườn với giá cao, số lượng nhiều. Ngoài ra cam bù Hương Sơn còn được bán tại các chợ đầu mối ở khắp địa bàn tỉnhHà Tĩnh và làm quà tặng gửi đi Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Nghệ An…
Cũng chính nhờ trồng cam bù đặc sản kết hợp với phát triển chăn nuôi hươu lấy lộc nhung và bán con giống liên tiếp được mùa, được giá nên hàng ngàn hộ dân nghèo, khó khăn ở huyện Hương Sơn nay đã nhanh chóng vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đời sống được nâng cao rõ rệt.
Theo Dương Quang/sggp.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã