Học tập đạo đức HCM

Mùa bưởi Phúc Trạch

Thứ tư - 02/10/2013 11:20

Mùa bưởi Phúc Trạch

Bưởi Phúc Trạch là một trong 7 cây ăn quả của cả nước được Bộ NN&PTNT công nhận là cây ăn quả quý cấm xuất khẩu giống từ năm 2002 và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm nhãn hiệu hàng hóa năm 2004. Về Hương Khê những ngày này, người trồng bưởi Phúc Trạch đang đón nhận niềm vui “kép” khi bưởi được mùa và được cả giá sau nhiều năm thất bát.

Cây xóa nghèo, cho giàu

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê, toàn huyện có gần 1.400 ha bưởi Phúc Trạch, được trồng tập trung ở các xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô và Lộc Yên. Đây cũng là 4 xã được công nhận là vùng trồng bưởi Phúc Trạch. Có 10 xã phụ cận cũng trồng loại bưởi này. Tuy nhiên, bưởi ngon nhất vẫn là trồng ở xã Phúc Trạch.

Bưởi Phúc Trạch không chỉ nổi tiếng về chất lượng mà còn có giá trị kinh tế lớn. Ảnh: Minh Chiến

Mùa bưởi Phúc Trạch vào khoảng tháng 7, 8 và 9 âm lịch. Lâu nay, sản lượng bưởi Phúc Trạch “chính hiệu” trồng tại địa phương thường không đủ để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong tỉnh và cả nước. Điều đặc biệt là giống bưởi này đã được nhân giống trồng ở nhiều nơi và cũng được chăm sóc rất công phu nhưng chất lượng quả không được như trên đất Phúc Trạch.

Dẫn chúng tôi đi trên những con đường mới được bê tông hóa, ông Phạm Quang Ngọ - Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch cho biết: Liên tục từ năm 1998 - 2008, bưởi Phúc Trạch mất mùa. Có năm bưởi ra hoa nhiều nhưng không đậu quả. Từ năm 2008 trở lại đây, bưởi có năm được mùa có năm không. Năm mất mùa, người trồng bưởi buồn đã đành, nhưng được mùa, họ vẫn không vui vì rớt giá. Thông thường, 1 quả bưởi ngon bán tại vườn có giá từ 50-70 nghìn đồng, nhưng năm được mùa giá chỉ còn 10-20 nghìn đồng.

Chính đầu ra của bưởi Phúc Trạch không ổn định nên nhiều người dân đã quay sang trồng cây dó trầm... Đó là chuyện không vui của người trồng bưởi Phúc Trạch trước đây. Năm nay, cả xã vui vì bưởi được mùa lại được giá, nhiều hộ thu cả trăm triệu đồng.

Theo chỉ dẫn của ông Ngọ, chúng tôi tìm đến nhà ông Lê Hồng Mai (xóm 8, xã Phúc Trạch), người gắn bó nhiều năm với cây bưởi và năm nào vườn bưởi của ông cũng trĩu quả. Hồ hởi tiếp chúng tôi, ông Mai cho biết: “Bưởi Phúc Trạch là cây rất khó tính nên cần được chăm sóc công phu thì mới mong được nhiều quả. Bệnh nguy hại nhất đối với cây bưởi là sâu đục thân. Vì thế, ngoài việc bón phân đúng thời kỳ thì việc tỉa cành cho cây cũng rất quan trọng. Lá, cành rậm rịt là điều kiện thuận lợi cho bướm đẻ trứng vào thân cây gây bệnh sâu đục thân, dẫn đến quả rất kém và cây sẽ chết dần. Năm nay, nhà tôi có gần 100 gốc bưởi cho quả, trừ chi phí, thu hơn 100 triệu đồng”.

Vừa từ UBND xã Phúc Trạch về nhà, cầm trên tay đơn xin hỗ trợ kinh phí phát triển sản xuất theo quyết định của UBND tỉnh và huyện về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2012-2015, ông Cao Viết Sơn (xóm 9, xã Phúc Trạch) cho biết: “Nhà tôi có 50 gốc bưởi, năm nay đã có 30 gốc cho quả và bán được hơn 10 triệu đồng. Trong đó, có 7 cây bưởi lâu năm cho quả nhiều, bán được 7 triệu đồng. Thấy hiệu quả kinh tế nên tôi làm đơn xin hỗ trợ kinh phí để có điều kiện phát triển và chăm sóc cây bưởi Phúc Trạch”.

Xã Hương Trạch hiện có 132 ha bưởi Phúc Trạch, chiếm diện tích lớn nhất cả huyện Hương Khê và đã có hàng trăm hộ có thu nhập cao từ loại cây này. Theo báo cáo của UBND xã Hương Trạch, hiện xã có trên 120 hộ trồng bưởi cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Đặc biệt, hộ ông Phạm Văn Ân (xóm 6) có 500 gốc bưởi, mùa này có 200 cây cho quả, thu nhập trên 300 triệu đồng.

Cây bưởi Phúc Trạch trên đất Hương Khê đã giúp nhiều hộ dân XĐGN và có kinh tế khá giả. Tuy nhiên, người trồng bưởi Phúc Trạch vẫn còn nhiều băn khoăn bởi đầu ra chưa ổn định. Ông Mai cho biết: Vài năm trước, khi bưởi Phúc Trạch được cấp giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm nhãn hiệu hàng hóa, đến mùa bưởi, thương lái đến tận vườn thu mua với giá khá cao nhưng chỉ được 2 năm, sau đó người về thu mua bưởi lại ít dần. Những năm bưởi được mùa thường bị các thương lái ép giá, giá chỉ 20-30 nghìn đồng/quả. Nhiều người trồng bưởi ngán ngẩm chuyển sang trồng cây dó trầm”.

Một thương hiệu bị lợi dụng

Không những bị thương lái ép giá mà thương hiệu bưởi Phúc Trạch đã bị lợi dụng cho mục đích buôn bán một loại bưởi kém chất lượng khác.

Mùa bưởi Phúc Trạch
Ảnh internet

Chị Lê Na (thị trấn Hương Khê) cho biết: “Đến mùa bưởi Phúc Trạch, mỗi lần từ quê ra Hà Nội, tôi thường đến tận vườn ở Phúc Trạch để mua bưởi chính gốc. Nhiều người bị lừa bưởi Phúc Trạch mặc dù mua tại Hương Khê. Nhiều thương lái lợi dụng thương hiệu bưởi Phúc Trạch nên đã chở bưởi từ các nơi khác ngược lên Hương Khê để bán”. Không khó để nhận ra những xe hàng từ các xã lân cận của huyện Thạch Hà chở bưởi ngược ngàn Hương Khê.

Bằng kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với cây bưởi, ông Mai “bật mí” về đặc trưng để nhận biết bưởi Phúc Trạch “chính hiệu”: “Loại bưởi này khi ăn có vị thanh chua, ngọt hậu tới cổ, thơm nhẹ tự nhiên. Bưởi có hình cầu tròn trĩnh, bề ngang và chiều cao gần như nhau. Đặc biệt, cuống quả không lồi, đế quả lại hơi lõm, vỏ không trơn nhưng cũng không ráp, vỏ quả có màu xanh vàng nhạt. Tép bưởi có màu trắng trong hoặc hồng nhạt…”.

Bưởi Phúc Trạch không chỉ nổi tiếng về chất lượng mà còn có giá trị lớn, được xác định là cây chủ lực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân Hương Khê. Thời gian qua, huyện đã có nhiều chính sách để khuyến khích người dân phát triển diện tích và thương mại hóa giống bưởi quý này. Tuy nhiên, để người trồng bưởi yên tâm đầu tư, các cơ quan chức năng cần tăng cường phối hợp với các tổ chức, các nhà khoa học nghiên cứu tìm giải pháp tăng đậu quả, khống chế, loại trừ các bệnh nguy hiểm gây hại, đồng thời, tăng cường quản lý sử dụng tem nhãn bưởi Phúc Trạch để mở rộng và nâng cao giá trị của nó trên thị trường…

Nam Giang
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập245
  • Hôm nay37,117
  • Tháng hiện tại695,186
  • Tổng lượt truy cập90,758,579
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây