Tăng năng suất, giảm chi phí
Theo số liệu thống kê của của Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối thì hiện nay cả nước có có trên 400.000 máy kéo các loại, trong đó sử dụng trong nông nghiệp chiếm 98,4%. Cơ giới hoá chủ yếu được tiến hành trong trồng lúa và tập trung ở các khâu khâu làm đất, tưới tiêu, tuốt đập và vận chuyển.
Nhà nước cũng đã có chính sách nhằm hỗ trợ bà con nông dân sản xuất lúa như: Quyết định 63/2010 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản và thủy sản. Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 là 50% lãi suất mua các loại máy móc, thiết bị có giá trị sản xuất trong nước trên 60% và có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Riêng tại tỉnh Thanh Hóa, việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệpđang được đẩy nhanh để giúp giải quyết tốt tiến độ thời vụ. Tính đến năm 2015, toàn tỉnh đã có hơn 14.000 máy kéo các loại, 9.100 máy bơm, 120 máy cấy lúa, 353 máy gặt đập liên hợp, 12.500 máy tuốt vò lúa… Ông Nguyễn Văn Nam – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Thanh Hóa cho biết: “Việc áp dụng cơ giới hóa đã đem lại hiệu quả cao, góp phần làm tăng năng suất 15- 20%, thay thế được sản xuất thủ công để giảm chi phí sản xuất xuống 5,5- 6 triệu/ha. Ở một số địa phương có vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng cao như Yên Định, Thiệu Hóa... tỷ lệ diện tích được thu hoạch bằng máy đạt 60 – 80%. Chất lượng nông sản được đảm bảo nhờ việc thu hoạch nhanh, phơi sấy, sơ chế đúng thời điểm”.
Tuy nhiên cơ giới hóa máy móc tại tỉnh, mới chỉ tập trung được ở một số khâu, có khâu cơ giới hóa còn thấp. Hiện tại hệ thống máy móc vẫn nhập khẩu từ nước ngoài về nên có giá thành khá cao so với thu nhập của bà con. Trình độ ứng dụng máy móc, khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn khá hạn chế. Ngoài ra, tình trạng ruộng đồng manh mún cũng hạn chế quá trình sử dụng cơ giới hóa...
Tạo liên kết giữa các chủ máy
Ông Vũ Quang Trung - Phó Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NNPTNT Thanh Hóa cho biết: “Tỉnh phấn đấu đến năm 2020 sẽ nâng tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất, bình quân khâu làm đất đạt 100%, gieo trồng đạt 50%, chăm bón 60%, thu hoạch đạt 70%, chế biến đạt 80%. Chúng tôi cũng mong muốn ngành ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để các hộ sản xuất có thể tiếp cận với vốn và được vay với hạn mức tối đa để đầu tư mua sắm được máy móc”.
Ông Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: “Thanh Hóa là một trong những tỉnh đi đầu trong việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp và đã tạo được sự liên kết giữa các vùng, các tỉnh lân cận, các hộ với nhau. Chính sự liên kết này đã góp giảm chi phí mức độ đầu tư, giá thành sản xuất. Để thực hiện cơ giới hóa toàn diện thì không chỉ riêng Thanh Hóa mà các tỉnh miền Bắc cũng nên xây dựng các câu lạc bộ để tạo các mối liên kết giữa các chủ máy ở các vùng khác nhau nhằm phát huy tối đa hiệu suất sử dụng máy, tăng thu nhập cho các chủ máy. Đây là điều cần thiết và thực sự đem đến hiệu quả cho nông dân”.
Tại diễn đàn này, ông Phan Huy Thông, ông Nguyễn Văn Nam, ông Phạm Anh Tuấn (Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch) và các chủ cơ sở sản xuất đã giải đáp hàng loạt câu hỏi của nông dân về những vướng mắc như: Sửa chữa, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã