Tuy nhiên, nhìn lại 5 năm công tác dạy nghề nông thôn trên địa bàn thành phố cho thấy còn khá nhiều lỗ hổng. Theo Sở LĐTBXH TP.HCM, hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề ở nông thôn nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế như thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu về dự báo dạy nghề cho lao động nông thôn. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn những hạn chế, bất cập như chỉ hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề ngắn hạn. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn…
Theo đề án dạy nghề nông thôn năm 2015 thành phố sẽ dạy nghề cho 9.000 người và giai đoạn 2016-2020 là 25.000 lao động nông thôn trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 85%. Theo ông Nguyễn Văn Chủ - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề (Hội ND TP.HCM), để hoàn thành chỉ tiêu trên và theo đúng nội dung chỉ đạo của Kết luận 97 trong thời gian tới là rất khó. Nếu không bịt được các lỗ hổng trong đào tạo nghề nông thôn, thành phố khó đạt được các chỉ tiêu này.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố