Nông dân hưởng lợi từ học nghề
Sau 2 năm (2016-2017) triển khai quyết định 1956 dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chỉ đạo Sở NNPTNN phối hợp với Sở LĐTBXH, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức rà soát, xác định lại nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT.
Mô hình trồng mướp đắng trái vụ của ông Nguyễn Thảo.
Kết quả, sau 2 năm thực hiện Đề án 1956, tỉnh đầu tư kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng cho công tác dạy nghề và đã có 1.278 LĐNT học nghề nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 21,4% số lượng lao động tham gia học nghề. Thêm vào đó, cơ cấu nghề đã có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ lao động học nghề có việc làm đạt tỷ lệ 81,7%. |
Là một trong nhiều nông dân khác hưởng lợi từ việc học nghề, ông Nguyễn Thảo (phường Hương Văn, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) cũng vươn lên thoát nghèo nhờ được Trung tâm Khuyến nông lâm ngư thị xã Hương Trà tập huấn kỹ thuật.
Sau khi được chuyển giao kỹ thuật, ông đã chuyển đổi 500m2 đất cát, sình lầy sang trồng thử nghiệm cây mướp đắng. Qua gần 3 tháng trồng, chăm sóc đến nay ruộng mướp đắng của gia đình đã cho thu hoạch với giá trị kinh tế cao.
“Với diện tích đất này, trước đây gia đình tôi chỉ trồng được một vụ lạc đông xuân sau đó phải bỏ hoang do đất cát. Từ ngày trồng cây mướp đắng trái vụ thu nhập khá hơn hẳn. Giống mướp đắng F1 có thời gian sinh trưởng ngắn nên thu hoạch nhanh, năng suất cao. Bình quân mỗi lần thu hoạch khoảng 50kg, với giá thị trường hiện nay bình quân 10 ngàn đồng/kg, trừ các khoản chi phí, gia đình tôi thu gần 500 ngàn đồng mỗi lần thu hoạch. Tính ra cả vụ được 15-20 triệu đồng”.
Tìm hướng đi mới cho dạy nghề
Nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2018, tỉnh Thừa Thiên-Huế phấn đấu từng bước đưa công tác dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo. Quan trọng hơn phải nâng cao chất lượng đào tạo một số nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế nhấn mạnh đến các giải pháp đồng bộ để nâng cao công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT. Có thể kể tới như: Làm tốt khảo sát nhu cầu học nghề, tăng tính kết nối đào tạo – tạo việc làm; quy hoạch sản xuất;...Đặc biệt, cần ưu tiên đào tạo những ngành nghề có điều kiện tiếp cận kỹ thuật công nghệ mới. Đào tạo nghề gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020, chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020” – ông Phương đề cập.
Mặc dù còn nhiều khó khăn như, LĐNT phần nhiều là đồng bào dân tộc hạn chế thời gian đi học; lớp dạy còn thiên về lý thuyết; kinh phí hỗ trợ cho hoạt động đào tạo nghề còn hạn chế, định mức chi chưa phù hợp với tình hình thực tế... nhưng thời gian tới tỉnh Thừa Thiên-Huế vẫn quyết tâm tìm hướng đi để làm tốt hơn công tác dạy nghề.
Nguồn: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã