Có một nguyên nhân của sự thành công là hình thành và phát huy sức mạnh của sự liên kết 4 nhà, trong đó có liên kết với Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển để dịch vụ phân bón đa yếu tố NPK.
Diện tích lúa chất lượng cao của Hà Nội năm 2013: 58.000ha (chiếm khoảng 28% tổng diện tích lúa cả năm). Trong đó vụ xuân: 30.000ha, vụ mùa: 28.000ha. Các giống cấy chủ yếu là: Bắc thơm, nàng xuân, HT1, HT9, HT6. Bà Hoàng Thị Hòa – Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng – Sở NNPTNT Hà Nội (là người chủ trì dự án xây dựng vùng lúa hàng hóa chất lượng cao):
“Ngoài việc mời các doanh nghiệp lo đầu ra cho sản phẩm chúng tôi liên kết với Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển để đưa sản phẩm có chất lượng cao, có tính kiềm phù hợp với đa số vùng sản xuất lúa tập trung đã được lựa chọn hầu hết là đất chua. Ngoài ra loại phân trên còn có đặc tính quý là có đầy đủ các chất đa lượng – trung lượng và vi lượng, do đó góp phần tăng năng suất chất lượng là yêu cầu rất cần thiết để dần dần nâng cao chất lượng hạt gạo”.
Theo các công trình nghiên cứu khoa học các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón liên quan mật thiết với chất lượng hạt thóc và hạt gạo và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa và khả năng chống chịu: Lân làm tăng khả năng chống chịu của cây lúa với các yếu tố không thuận lợi (chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống đổ, chống một số sâu bệnh hại,...), lân làm cho hạt gạo đầy đặn.
Nếu trong thời kỳ lúa chín cây lúa hút đầy đủ chất P2O5 (lân) thì cấu tạo hóa học của tinh bột sẽ biến đổi, tổ chức nhánh phát triển chất Amino Pectine tăng lên, gạo sẽ có tính chất đàn hồi dẻo, như vậy gạo thổi cơm rất ngon. Silic (Si) giúp lá, thân, rễ lúa cứng cáp.
Khi lá lúa có đủ silic, lá lúa đứng thẳng nên hấp thụ được nhiều ánh sáng làm tăng khả năng quang hợp của cây, thân cứng ít bị đổ, giảm tỷ lệ hạt lép và lửng. Silic làm tăng tỷ lệ gạo nguyên 4.9%, hàm lượng tinh bột tăng 1.4 – 3.4%, hàm lượng protein tổng số tăng 0.5%. Sự tích tụ silic trong lớp tế bào biểu bì trên bề mặt lá ngăn chặn sự xâm nhiễm của bệnh đạo ôn lá. Silic còn làm giảm bệnh đốm vằn, đạo ôn cổ bông, khô vằn, lem lép hạt trên lúa, chống bệnh cháy bìa lá, bệnh tuyến trùng rễ.
Hai loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa: Là đa yếu tố NPK 6.11.2 và đa yếu tố NPK 16.5.17 đều có tỷ lệ lân cao (11% và 5%), tỷ lệ silic khá (15% và 7%) nên đáp ứng đầy đủ yêu cầu lân và silic của cây lúa. Nhận thức được vai trò của phân bón đối với việc sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao trên địa bàn huyện Chương Mỹ, ông Đặng Viết Xuân- Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ: “Hàng vụ loại phân khác, bón thừa đạm trên giống lúa bắc thơm bị bệnh bạc lá khá nặng làm giảm năng suất. Vụ mùa này diện tích bón phân NPK Văn Điển tăng nhanh, nhất là diện tích lúa chất lượng cao hầu hết được bón phân NPK Văn Điển”.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã