![]() |
Ảnh: Chè là cây trồng thế mạnh của huyện Phú Lương |
Hơn 20 năm gắn bó với cây chè, cũng là một trong nhiều người dân trực tiếp tham gia và động viên bà con nhân dân địa phương thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, ông Tô Văn Khiêm, Trưởng Ban quản lý làng nghề xóm Tân Thái, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương hiểu hơn ai hết về giá trị mà đề án đã mang lại với việc nâng cao giá trị sản phẩm chè của địa phương, ông tâm sự: Đề án đã hỗ trợ bà con về trang thiết bị máy móc, tập huấn chăm sóc chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Hai năm trở lại đây tập huấn cho bà con chuyển đổi từ chè VietGAP sang chè hữu cơ.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một trong nhiều nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được Đảng ủy xã Hợp Thành, huyện Phú Lương xác định trong nhiệm kỳ 2015-2020. Theo đó, chính quyền và nhân dân địa phương đã tập trung khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế về đất đai, kinh tế đồi rừng; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, nhờ vậy sản xuất nông nghiệp của địa phương từng bước phát triển theo hướng hàng hoá, góp phần nâng cao thu nhập bền vững cho người dân. Ông Nguyễn Hải Hồ, Bí thư Đảng ủy xã Hợp Thành, huyện Phú Lương cho biết thêm: Địa phương tập trung xây dựng, phát triển các sản phẩm nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trong đó cây chè vẫn là cây trồng thế mạnh, mà xã chúng tôi tiếp tục tập trung phát triển và nhân rộng.
Sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, thế mạnh, huyện Phú Lương đã tăng cường triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Thông qua triển khai hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 4,2%; giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt đến năm 2020 ước đạt 92 triệu đồng, đời sống kinh tế của người dân khu vực nông thôn không ngừng được cải thiện. Ông Phan Văn Tường, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương chia sẻ: Trên cơ sở các phương án, các nội dung trong Đề án tái cơ cấu đã đề ra, huyện đã quán triệt, triển khai tới các ban ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn để thực hiện tốt các chỉ tiêu trong thực hiện đề án.
![]() |
Ảnh: Mô hình cà chua ở xã Động Đạt |
Trên cơ sở thành quả của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2015-2020, giai đoạn 2020-2025, huyện Phú Lương tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp nhằm huy động cả hệ thống chính trị tham gia vào cuộc; đẩy mạnh hơn nữa sự trao đổi, liên kết giữa 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông; thực hiện dồn điền, đổi thửa, quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh gắn với bảo vệ môi trường;...
Bài và ảnh: Mạnh Hùng/http://ntm.thainguyen.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố