Các quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất châu Phi là Nigeria (3 triệu tấn/năm), Senegal, Côte d’Ivoire (800.000-1 triệu tấn/năm), Nam Phi, Ghana (400-600.000 tấn), Tanzania, Algeria, Cameroon, Guinea…
Các nước cung cấp gạo chính cho khu vực này là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam và Mỹ, trong đó Thái Lan vẫn là nhà cung cấp gạo với khối lượng lớn nhất và chủng loại đa dạng, chiếm đến 50% tổng lượng gạo nhập khẩu của châu Phi.
Trong khi tại khu vực Tây Á, Nam Á, nhu cầu nhập khẩu gạo của Iran, Saudi Arabia, Kuwait, UAE, Bangladesh… dao động từ 3-5 triệu tấn/năm.
Để có thể cạnh tranh được với gạo của Thái Lan, Ấn Độ, năm 2015, Bộ Công Thương không chỉ tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại gạo mà tập trung đàm phán và ký kết Bản ghi nhớ (MOU) về thương mại gạo với các nước Côte d’Ivoire, Congo, Kenya, Angola, Mozambique, Madagascar…
Các thương vụ của Việt Nam trong khu vực là đầu mối quan trọng để giới thiệu khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp xác minh đối tác, đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát sinh, cũng như tổ chức các cuộc gặp nhằm thiết lập quan hệ giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam và châu Phi, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo. Đồng thời hỗ trợ DN thành lập công ty, mở kho ngoại quan gạo tại một số thị trường trọng điểm như Cameroon, Angola, Mozambique... để tiêu thụ gạo trực tiếp; triển khai đề án đổi gạo Việt Nam lấy điều châu Phi.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã