Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 4 nước vào ngày 02/1/2015 so với ngày 27/12/2014 (đơn vị: USD/tấn)
Loại gạo | Thái Lan | Việt Nam | Ấn Độ | Pakistan | ||||
| 27/12/14 | 02/1/15 | 27/12/14 | 02/1/15 | 27/12/14 | 02/1/15 | 27/12/14 | 02/1/15 |
Gạo 5% tấm | 405-415 | 405-415 | 385-395 | 380-390 | 385-395 | 3385-395 | 370-395 | 380-390 |
Gạo 25% tấm | 350-360 | 350 | 350-360 | 350-360 | 350-360 | 350-360 | 330-340 | 335-345 |
Gạo đồ | 405-415 | 405-415 |
|
| 375-385 | 375-385 | 395-405 | 405-415 |
Tấm | 330-340 | 330-340 | 330-340 | 330-340 | 295-305 | 295-305 | 300-310 | 305-315 |
1.Thái Lan
Các chuyên gia ở Trung tâm Thương mại Quốc tế của Đại học Thương mại Thái Lan (International Trade Studies Center-Thai Chamber of Commerce ITSC-UTCC) và Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan (Thailand Development Research Institute - TDRI) cho rằng các chính sách lúa gạo của chính phủ gần đây chỉ là biện pháp ngắn hạn để xoa dịu người nông dân, nhưng thiếu tập trung vào các biện pháp lâu dài và bền vững để tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo.
Các biện pháp lâu dài và bền vững rất cần thiết để khuyến khích nông dân Thái tập trung vào sản xuất lúa chất lượng cao trong khi giảm chi phí sản xuất và hậu cần. Các nhà khoa học khuyến cáo chính phủ nên tạo điều kiện cho sự phát triển của chuỗi cung ứng gạo toàn bộ để đảm bảo lợi ích tổng thể của ngành hàng lúa gạo.
Theo một báo cáo của ITSC-UTCC, năng suất cũng như lợi nhuận của nông dân trồng lúa ở Thái Lan thấp nhất so với các nước sản xuất lúa khác thuộc ASEAN như Việt Nam và Myanmar.
Chương trình lúa mua lúa hỗ trợ nông dân của chính phủ Yingluck Shinawatra đã tiêu tốn ngân sách đến mức khoảng 500 tỷ baht (tương đương 15.60 tỷ USD) nhưng thất bại trong việc xây dựng chiến lược dài h5an nông dân trồng lúa.
Các chuyên gia lưu ý chính phủ nên hỗ trợ nông dân phát triển một cách bền vững hơn là cung cấp các khoản trợ cấp hay tiền bạc. Họ ca ngợi "chiến lược lúa" chính quyền quân sự nhằm mục đích cải thiện sản xuất, tiếp thị và chất lượng gạo của Thái Lan với rất ít can thiệp thị trường. Nhưng hiện nay họ tỏ ra hoài nghi về việc tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu trên.
Hiệp hội xay xát gạo Thái (TRMA) cho rằng các chính phủ, các viện, nghiên cứu, nông dân và các nhà đầu tư nên hợp tác chặt chẽ để phát triển các ngành công nghiệp xay xát chế biến gạo. TRMA đề nghị chính phủ cần đầu tư mỗi năm 20 tỷ baht (606 triệu USD) trong nghiên cứu lúa gạo để tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của gạo Thái Lan trên thị trường thế giới. Chính phủ nên mở rộng diện tích đất có tưới để phục vụ cho việc trồng lúa.
Hội Nông dân Thái Rice (TRFA) cũng nhấn mạnh sự cần thiết của kế hoạch phát triển dài hạn thay vì rằng tài liệu phát ngắn hạn.
Bảng 2: So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của 3 nước Việt Nam, Thái Lan và Myanmar năm 2014 (Nguồn: Đại học Thương mại và Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan)
Quốc gia | Năng suất | Chi phí sản xuất | Thu nhập | Lợi nhuận | Giá thành | Giá bán lúa | |||
(tấn/ha) | USD/ha | VNĐ/ha | USD/ha | VNĐ/ha | USD/ha | VNĐ/ha | đồng/kg lúa | đồng/kg lúa | |
Thái Lan | 2,86 | 2025 | 43.309.688 | 2.120 | 45.341.500 | 95 | 2.031.813 | 15.143 | 15.854 |
Việt Nam | 5,62 | 771 | 16.489.763 | 1.374 | 29.386.425 | 603 | 12.896.663 | 2.934 | 5.229 |
Myanmar | 2,5 | 1.350 | 28.873.125 | 2.010 | 42.988.875 | 660 | 14.115.750 | 11.549 | 17.196 |
2. Ấn Độ
Giá gạo bán sĩ của Ấn Độ vào tháng 12/2014 tiếp tục giảm, đây là tháng thứ hai giá gạo giảm liên tiếp do đang thu hoạch lúa mùa vụ chính (gieo tháng 6 và thu hoạch tháng 12). Giá bán gạo sĩ 427 USD/tấn (9.132 đồng/kg), giảm 5% so với 448 USD/tấn (9.582 đồng/kg) tháng 11/2014, và giảm 10% so với 476 USD/tấn (10.180 đồng/kg) tháng 12/2013.
Giá gạo sĩ Ấn Độ tăng mạnh từ giữa tháng 7 đến tháng 8/2014 do mưa đến muộn và tâm lý lo ngại sản lượng niên vụ 2014-15 (10 /2014 -9/2015) giảm. Giá gạo lúc đó đạt 543 USD/tấn (11.503 đồng/kg). Chính phủ Ấn Độ đã ước tính sản lượng gạo 2014-15 vụ lúa chính 88,02 triệu tấn, giảm 4% so với 91,69 triệu tấn sản xuất cùng kỳ niên vụ 2013-14.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo của Ấn Độ niên vụ 2014-15 (tháng 10/2014-9/2015) đạt 102 triệu tấn, giảm 4% so với 106,29 triệu tấn niên vụ 2013-14. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ giảm 16% xuống còn 8,7 triệu tấn niên vụ 2014-15 MY.
3. Việt Nam
Năm 2014, xuất khẩu gạo của Việt Nam dự kiến đạt 6,53 triệu tấn, giảm 0,9% so với 6,59 triệu tấn năm 2013 do có sự cạnh tranh gay gắt với Thái Lan và Ấn Độ. Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết tổng thu nhập từ xuất khẩu gạo dự kiến đạt 3,05 tỷ USD trong năm 2014, tăng khoảng 4,2% so với 2,93 tỷ USD năm 2013. Sản lượng lúa của Việt Nam năm 2014 đạt 44,84 triệu tấn (tương đương 28 triệu tấn gạo), tăng 1,8% so với 44 triệu tấn (tương đương 27,5 triệu tấn gạo) sản xuất vào năm 2013. Sản lượng lúa tăng là do tăng năng suất dù diện tích trồng lúa giảm 1,2% xuống còn 7,8 triệu ha so với 7,89 triệu ha năm 2013. Năng suất bình quân tăng khoảng 3% lên khoảng 5,83 tấn/ha so với 5,66 tấn/ha năm 2013.
Việt Nam đã xuất khẩu được 6,036 triệu tấn gạo trong thời gian từ 1/1 – 26/12/2014, giảm 10% so với 6,71 triệu tấn gạo xuất khẩu năm 2013. Giá gạo xuất khẩu trung bình trong thới kỳ trên của năm 2014 đạt 440 USD/tấn (FOB), tăng 1,6% so với 433 USD/tấn cùng kỳ năm 2013.
Trong 26 ngày đầu của tháng 12/2014, Việt Nam đã xuất khẩu được 195.747 tấn gạo, giảm 64% so với 540.378 tấn xuất nguyên tháng 12/2013, và giảm 60% so với 484.513 tấn gạo xuất khẩu nguyên tháng 11/2014. Giá gạo xuất khẩu trung bình trong tháng 12 đạt 478 USD/tấn, tăng 5% so với một năm 2013, và tăng 3% USD/tấn so với tháng 11.
3. Myanmar
Xuất khẩu gạo Myanmar sang Trung Quốc qua biên giới đạt 716.272 tấn, chiếm gần 78% tổng lượng gạo xuất khẩu từ 1/4-15/12/2014 của niên vụ 2014-15 (từ tháng 4/2014-3/2015). Trong thời kỳ trên, tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 915.000 tấn, 75% so với 522.857 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu gạo bất hợp pháp sang Trung Quốc qua biên giới phía Bắc đã tăng lên mặc dù Trung Quốc chính thức cấm nhập khẩu gạo qua biên giới. Xuất khẩu gạo chính thức chỉ có 198.698 tấn.
Chính phủ Myanmar đã thương lượng với các nhà chức trách Trung Quốc để vạch ra một thỏa thuận thương mại chính thức giữa hai nước. Trong tháng 11/2014, bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Thủ tướng Trung Quốc hứa sẽ nhập khẩu một triệu tấn gạo từ Myanmar trong năm 2015 cũng như hợp thức hoá nhập khẩu qua biên giới. Chủ tịch MRF cho biết tổ chức đoàn đến thăm Trung Quốc để thực hiện các cuộc đàm phán thêm với các nhà chức trách Trung Quốc vào tháng tới.
Cơ quan Chứng nhận và Giám định nông sản Trung Quốc đang có kế hoạch thiết lập một văn phòng ở Rangoon sớm để giám sát chất lượng gạo Myanmar trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Myanmar đã xuất khẩu đạt mức kỷ lục 1,33 triệu tấn gạo niên vụ 2012-13, nhưng sau đó giảm xuống còn 1,2 triệu tấn niên vụ 2013-14. Chính phủ xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo đạt 3 triệu tấn trong vài năm tới. Myanmar dự kiến xuất hơn 1,5 triệu tấn gạo năm 2014. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Myanmar đạt sản lượng 18,98 triệu tấn lúa (tương đương 12,15 triệu tấn gạo) và xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo năm 2015
4. Indonesia
Tổng thống mới của Indonesia đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt sản lượng trên 80 triệu tấn lúa (tương đương 52,8 triệu tấn gạo) năm 2015 nhằm từng bước tự túc lương thực trong ba năm tới. Như vậy sản lượng lúa của Indonesia phải tăng thêm 11 triệu tấn so với 70,6 triệu tấn lúa năm 2014. Bộ Nông nghiệp đã giao cho các tỉnh Đông Java và Tây Java tăng thêm 2 triệu tấn; miền Trung Java tăng 1,5 triệu tấn; Tây Sumatra và Bắc Sumatra tăng 1,5 triệu tấn.
Chính phủ đang có kế hoạch để tăng ngân sách cho nông nghiệp năm 2015 đến 1,6 tỷ USD) so với 330 triệu USD năm 2014 để đạt được các mục tiêu trên. Ngân sách này tập trung phát triển hệ thống tưới tiêu, phân phối hiệu quả phân bón, hạt giống, cơ giơi hóa nông nghiệp và khuyến nông. Tổng thống đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp hệ thống thủy lợi cho 1 triệu ha lúa, phân phối 57.000 tấn phân bón và hạt giống cho 5 triệu ha lúa trên cả nước trong năm tới.
Kế hoạch trước kia của Indonesia, sản lượng lúa năm 2015 chỉ đạt 73,40 triệu tấn (tương đương 48,44 triệu tấn gạo) tăng 4% so với 70,61 triệu tấn (tương đương 46,65 triệu tấn gạo) của năm 2014.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Indonesia đạt sản lượng 36,5 triệu tấn gạo (tương đương 57,4 triệu tấn lúa), và nhập khẩu 1,3 triệu tấn gạo năm 2014. Mức tiêu thụ trong năm 2015 được dự báo là 39,2 triệu tấn.
5. Bangladesh
Gạo nhập khẩu Bangladesh ở khu vực tư nhân đã tăng lên đáng kể trong năm nay mặc dù đạt sản lượng bội thu vụ mùa năm 2014 do không hạn chế kịp thời nhập khẩu gạo trong bối cảnh giá gạo thế giới thấp. Từ 1/7-24/12, doanh nghiệp Bangladesh đã nhập khẩu 458.000 tấn gạo so với 374.500 tấn nhập khẩu cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu gạo tăng cùng với sản lượng bội thu đã tạo áp lực giảm giá gạo trong cả nước. Nông dân đang lo ngại giá lúa thấp sẽ không có khả năng trang trải chi phí sản xuất. Giá lúa giảm xuống còn 208- 224 USD/tấn (4.450-47.908 đồng/kg) so với 240- 250 USD/tấn (5.133-5.347 đồng/kg) của ba tuần trước. Chi phí sản xuất lúa 224- 240 USD/tấn (4.791-.5.133 đồng/kg)
Nông dân buộc phải bán lúa với giá thấp hơn so với giá thành do không đủ phương tiện dự trữ. Bộ Nông nghiệp lo ngại nông dân có thể bỏ ruộng nếu tình hình hiện nay vẫn tiếp tục. Bộ khuyến cáo chính phủ kiềm chế nhập khẩu gạo hoặc áp đặt thuế nhập khẩu gạo để khuyến khích nông dân trồng lúa và ngành lúa gạo trong nước.
Để giảm áp lực, chính phủ Bangladesh, gần đây đã ký một thỏa thuận với Sri Lanka và Ấn Độ để xuất khẩu lần lượt 50.000 30.000 tấn gạo kết hợp mua lúa dự trữ. Tính đến ngày 28 /12/2014, Bangladesh thu mua 1,16 triệu tấn gạo dự trữ, tăng 72% so với 677.070 tấn trong cùng kỳ năm 2013.
Theo Tổng cục Thống kê Bangladesh (BBS), sản lượng gạo niên vụ 2013-14 đạt 34,36 triệu tấn, tăng 2% so với 33,76 tấn niên vụ 2012-13. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Bangladesh đạt sản lượng 34.6 triệu tấn gạo và nhập khẩu khoảng 500.000 tấn trong niên vụ 2014-15 (7/1014-6/2015).
Phước Tuyên
Nguồn: bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã