Theo số liệu vừa được công bố bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng xuất khẩu chè tháng 8/ 2015 ước đạt 13 nghìn tấn với giá trị đạt 21 triệu USD. Tính chung 8 tháng đầu năm, khối lượng xuất khẩu chè ước đạt 79 nghìn tấn với giá trị đạt 134 triệu USD, giảm 5,6% về khối lượng và giảm 4,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá chè xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2015 đạt 1.706 USD/tấn, tăng 2,86% so với cùng kỳ năm 2014.Về thị trường xuất khẩu, trong 7 tháng đầu năm 2015 Pakistan vẫn là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 37,96% thị phần. Khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan tăng 15,11% về khối lượng và tăng 14,16% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng đột biến là Nga (tăng 23,88%), các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (gấp 2,05 lần) và Indonesia (tăng 21,09%).
Tại thị trường trong nước, giá chè Thái Nguyên, chè Bảo Lộc (Lâm Đồng) không có biến động và tiếp tục giữ mức ổn định từ vài tháng qua. Mặc dù giá chè đang trong xu hướng ổn định và tăng nhẹ nhưng theo các số liệu về giá, giá chè tại Việt Nam đang có có giá thấp nhất khu vực, thậm chí là thấp nhất thế giới, trong khi sản lượng xuất khẩu ngày càng bị hạn chế. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè thô, giá trị thấp, khách hàng mang tính ngắn hạn. Với giá xuất khẩu chè thô như hiện nay, chè Việt Nam hiện chỉ bằng 60-70% giá bình quân thế giới.
Một trong những lý do dẫn đến hạn chế trên được chỉ ra là do chất lượng chè Việt Nam chưa cao, đa số các doanh nghiệp chế biến chè chưa có vùng nguyên liệu. Tại các vùng nguyên liệu, thu hái, chế biến chè và sản phẩm chè làm ra không theo quy chuẩn, phân cấp nào nên tiêu thụ nội tiêu và xuất khẩu đều chưa chủ động, giá bán chưa cao.
Ngoài ra, việc xuất khẩu chè ra thế giới còn vô cùng khó khăn do những vấn đề liên quan đến thương hiệu và mẫu mã sản phẩm. Hiện thực của ngành chè vô cùng nan giải khi các đối tác liên tục thúc ép phải sử dụng thương hiệu của họ thì mới lưu thông được hàng hóa. Điều này vô hình chung đưa ngành chè vào thế mất dần thương hiệu của chính mình.
Đứng trước những khó khăn thách thức này, việc tìm hướng đi cho cây chè Việt Nam là điều cần thiết và việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng nếu không muốn có những vụ đánh cắp thương hiệu như gạo, điều hay cà phê… như thời gian trước.
theo http://vietq.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã